• Bô sung kiến thức về các loại đạm được sử dụng thế nào?

    Phân bón là thức ăn của cây trồng, thiếu phân cây không thể sinh trưởng và cho năng suất, phẩm chất cao. Phân bón có vai trò rất quan trọng trong việc thâm canh tăng năng suất, bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất. Tuy nhiên, bà con cũng cần phải hiểu rõ về các loại đạm có trong phân bón và nên áp dụng như thế nào cho hiệu quả đối với từng loại cây trồng ở từng giai đoạn.
    Những loại đạm cơ bản mà bà con cần nhận biết như Urê [CO(NH2)2], amoni sunfat [(NH4)2SO4] (phân SA), Phân amon nitrat (NH4NO3), Amoni clorua (NH4Cl), Canxi nitrat [Ca(NO3)2],…
    Loại đạm đầu tiên cần giới thiệu tới bà con là UREA: Công thức hóa học là [CO(NH2)2]:
    Chào tất cả mọi người!
     
    Đây là loại phân có tỉ lệ N cao nhất, chứa chứa 44 – 48% N. Loại phân này hiện nay rất phổ biến và hầu hết là thích hợp dùng cho các loại cây trồng, các loại đất, thích hợp đất chua phèn. Trong sản xuất nông nghiệp, Urea là loại phân đem lại hiệu quả kinh tế cao.
    Nhiệt độ nóng chảy của Urê là 133 °C, độ hòa tan trong nước là 1080 g/L (20 °C). Hiện nay, phân bón Tiến Nông đã rất được ưa chuộng trên thị trường, bởi nó đáp ứng được những yêu cầu mà cây trồng và đất đai đòi hỏi, thực sự giúp bà con đạt được năng suất cao trong canh tác.
    Nói về đặc tính của Ure, loại này tồn tại ở dạng tinh thể, không mùi, dễ hút ẩm và thường có màu trắng. Ngoài ra, ure còn có thêm màu vàng (Urê Agrotain), hạt xanh (Urê NEB-26), vì các nhà khoa học khi nghiên cứu đã cho thêm một số nguyên tố trung vi lượng như Bo, Mg, Zn…tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng, giảm bớt sự thất thoát đạm khi bón cho cây trồng. Nếu bà con khi đi mua phân bón, thường sẽ thấy trên bao bì ghi “Tiết kiệm 25% – 30% so với đạm thông thường” là như vậy.
    Theo đó, để sản xuất ra ure, các nhà khoa học đã tạo ra kết quả của phản ứng giữa khí amoniac (NH3) và Cacbon dioxide (CO2) dưới điều kiện nhiệt độ và áp suất. Urea nóng chảy được tạo hạt hình cầu bằng thiết bị tạo hạt chuyên biệt hoặc làm cứng thành các miếng nhỏ khi rơi trong hệ thống tháp cao. Trong quá trình sản xuất, hai phân tử Urea có thể vô tình bị kết dính với nhau tạo thành Biuret đây là thành phần có hại khi phun lên lá cây đấy các bác. Nếu tỷ lệ Biuret từ 2.5%-3.1% thì khả năng gây độc cho cây trồng là rất cao. Mức tối đa quy định với thành phần này không được vượt quá 1.2% vì vậy quá trình sản xuất cần kiểm soát hàm lượng biu rét thấp. Các dây truyền sản xuất Urea thường được đặt gần các cơ sở sản xuất amoniac để giảm chi phí.
    Tiếp đến là đạm Amoni sunfat công thức hóa học [(NH4)2SO4]: Hay còn gọi là phân SA.
     
    Cách đây khoảng 150 năm về trước, người ta đã sản xuất ra loại đạm này trong phân chứa 20 – 21% N và 24% S (Lưu huỳnh). Phân Sa này tồn tại ở dạng tinh thể mịn, màu trắng ngà hoặc xám xanh, mùi khai, vị mặn và hơi chua, dễ hút ẩm. Điều đặc biệt là bà con có thể bón phân này cho nhiều loại cây trồng khác nhau như đậu, ngô, cà phê, tiêu,… Vì yếu tố S rất tốt cho quá trình phân hóa mầm hoa và đậu trái.
    Lưu ý: Trong trường hợp nếu đất chua phèn cần bón thêm vôi, lân rồi mới bón đạm sunfat. Đừng vội bón phân SA ngay, bởi sẽ bị axit trung hòa làm giảm tác dụng. Nhiệt độ nóng chảy của SA là 135 °C, độ hòa tan trong nước là 744 g/L (20 °C).
    Phân Sa là kết quả của amonia phản ứng với axit sulfuric. Ban đầu, hợp chất này được sản xuất từ khi amoniac giải phóng từ quá trình sản xuất khí than hoặc từ than đá của quá trình luyện kim. Kích thước của của hạt tinh thế phụ thuộc vào việc kiểm soát các điều kiện phản ứng. Sau khi đạt được kích thước mong muôn, hạt tinh thể sẽ được sấy khô và sàng hạt, đôi khi còn được bọc bởi một chất điều hòa để giảm tro và vón cục.
    Trong ngành công nghiệp, nhu cầu sử dụng amoni sunphat rất lớn, nhất là quá trình sản xuất nilon. Mặc dù màu sắc có thể đa dạng từ trắng đến màu be, nhưng hạt đều tan mạnh và dễ dàng bảo quản.
    Đạm Amoni clorua công thức hóa học (NH4Cl): Chứa 24 – 25% N, dạng tinh thể mịn, màu trắng hoặc ngà, ít hút ẩm, tơi rời dễ bón.
     
    Bà con khi sử dụng loại đạm này cần nhớ là nên bón NH4Cl kết hợp với phân lân. Tuyệt đối, không nên bón ở vùng khô hạn, đất chua phèn và mặn gây tồn đọng nhiều Clo làm cây bị ngộ độc, không bón cho thuốc lá, chè, khoai tây, hành tỏi, bắp cải, vừng…
    Cũng giống như amon sunfat và amon sunfat, loại đạm Amoni clorua độ gây chua do A.Cl cũng không đáng kể. Ion Cl- là ion rất dễ di động. Ở vùng nhiệt đới mưa nhiều, nhất là ruộng trồng lúa sự tồn đọng ion Cl- trong đất không phải là vấn đề đáng quan tâm. Thí nghiệm bón NH4Cl ở một số vùng sau sáu vụ liền không phát hiện thấy Cl- tích lũy đáng kể trong đất. Vai trò của Cl- đối với cây trồng chưa được nghiên cứu nhiều. Hàm lượng Cl- trong thân lá một số cây còn cao hơn đạm và lân. Hàm lượng Cl- trong rơm rạ là 1.06%, còn đạm là 0.06%, P là 0.09% (S.Yoshida). Ở các nước ôn đới hiệu quả của Cl- thể hiện một số cây mì mạch, củ cải đường.
    Canxi nitrat công thức hóa học [Ca(NO3)2]: Loại phổ biển nhất là loại ngậm 4 phân tử nước và có hàm lượng nito 15-15.5% và gần 25% CaO.
    Chào tất cả mọi người!
    Đạm canxi Bo: Chứa 15,5% N và 26% Ca và 0,3% Bo. Phân có màu trắng hoặc màu vàng nó cung cấp cho cây trồng N và Ca và có thể bổ sung thêm Bo để dưỡng trái. Thích hợp với các loại cây trồng cạn, cây ăn quả, thích hợp bón trên đất cát, đất chua, đất phèn, đất mặn.
    Canxi nitrat có nhiều loại, do cách sản xuất và tùy theo lượng nước chứa trong tinh thể. Cũng vì lý do đó mà hàm lượng đạm trong phân thay đổi nhiều.  Ngoài ra còn có loại canxi nitrat hỗn hợp với amon nitrat, loại canxi nitrat có chứa lân. Đó cũng là một cách để phân bớt hút ẩm.
    Ngoài ra còn một số loại phân đạm khác như Natri nitrat (NaNO3), Kali nitrat(KNO3), Canxi cyanamite (CaCN2).
    Một dạng phân đạm khác nữa là amon nitrat công thức hóa học (NH4NO3): Chứa 33 – 35% N tồn tại ở 2 dạng NH4+ và NO3-; dạng tinh thể, màu vàng xám, dễ chảy nước.
    ammonium-nitrate
    Ưu điểm của Amon nitrat:
    Thứ nhất là không làm chua đất, vì nó có hiệu quả tốt đối với các cây ưa nitrat như bông, đay, mía, ngô khoai, cà phê, cao su, cây ăn quả lâu năm.
    Thứ 2 là đối với đất kho hạn thiếu nước hiệu quả cao hơn phân amon, ban đầu gốc nitrat phát huy hiệu lực sau đó gốc amon phát huy hiệu lực tiếp theo.
    Nhược điểm của Amôn nitrat: Dễ hút ẩm chảy nước nên khó bảo quản, amon nitrat không phù hợp để trồng lúa nước. Vì dễ bị rửa trôi nên bón phân amon nitrat không nên dùng bón lót nhiều và cần bón nhiều lần. Dễ rửa trôi mà mất đi nên không thích hợp cho đất nhẹ và vùng mưa nhiều do hiện tượng phản nitrat hóa.
     

     

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Thị trường hóa chất Nông Nghiệp toàn cầu tiếp tục giữ đà tăng trưởng ổn định

    Theo số liệu thống kê của công ty nông dược nổi tiếng Phillips McDougall, trị giá thị trường của ngành công nghiệp hóa chất nông nghiệp toàn cầu đạt 60,69

    Xem thêm

    Vai trò của axit humic với đất và cây trồng

    Trong thành phần nhiều loại phân bón hiện nay, ngoài chất các chất hữu cơ, chất đa – trung – vi lượng còn có axit humic. Vậy axit humic là

    Xem thêm

    Lưu huỳnh công nghiệp ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe con người

    Hiện nay, người tiêu dùng đang hoang mang trước thông tin măng khô dùng chất lưu huỳnh để bảo quản khi Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh Thanh

    Xem thêm

    Bắt quả tang cơ sở sản xuất phân bón giả tại Lâm Đồng

    Chủ cơ sở sản xuất phân bón mua các loại phân bón hóa học như: Vedagro, Urê, Kali và S.A, sau đó đấu trộn thành phân bón thành phẩm NPK

    Xem thêm