• Một số loại phân vô cơ thông dụng (Phần 2: Phân tổng hợp)

    Phân tổng hợp là các loại phân chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng được tạo ra do quá trình trộn lẫn 2 hoặc nhiều loại phân đơn với nhau một cách cơ giới và đều đặn.
    Phân tổng hợp được phân chia thành các loại có các tỷ lệ NPK khắc nhau để phù hợp với từng loại đất và từng nhóm cây trồng. Trong phân tổng hợp còn thêm cả các nguyên tố Mg, Ca, S và các nguyên tố vi lượng khác.
    Các loại phân tổng hợp phổ biến trên thị trường:
    – Loại 2 yếu tố N và P với tỷ lệ NP: 18:46:0 và 20:20:0
    – Loại 3 yếu tố NPK với tỷ lệ: 20:20:15, 16-16-8, 15-15-15, 16-8-16..
    – Loại 4 yếu tố N, P, K, Mg; N, P, K, S với tỷ lệ: 14:9:21:2; 12:12:17:2; v.v..
    Các loại phân tổng hợp đặt hiệu quả cao nhất khi bón đúng với yêu cầu của cây, phù hợp với tính chất của các loại đất. Vì vậy bà con cần nắm được đầy đủ đặc điểm của cây và tính chất của đất.
    Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu khoa học, hiện nay trên thị trường ra mắt rất nhiều loại phân tổng hợp và phân hỗn hợp chuyên dùng cho từng loại cây cụ thể như: phân cho lúa, cà phê, cao su, rau, đậu, v.v..

    1. Phân NP:

    Là loại phân chứa N và P- dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng.

    Phân diamophos (DAP):

    Phân có tỷ lệ các chất dinh dưỡng (NPK) là: 1:2,6:0
    Được sản xuất bằng phương pháp trộn super lân kép với sunphat amôn. Phân có thành phần P2O5 – 46%, N – 18%.
    Phân có hàm lượng lân cao, thường được sử dụng cho các vùng đất phèn, đất bazan.
    DAP thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau, có thể sử dụng để bón lót hoặc bón thúc.
    Phân DAP có đạm, lân dễ hấp thụ, không làm chua đất.
    Chào tất cả mọi người!

    Phân hỗn hợp tỷ lệ NPK:

    Phân NPK tỷ lệ 20:20:0; 23:23:0; 10:10:0 chuyên sử dụng để bón lót vào đất.

    2. Phân NK:

    Phân Kali nitrat:

    Là dạng phân chứa 2 yếu tố 13% N và 45% K2O.
    Phân này thường dùng để bón cho đất nghèo Kali, phù hợp với các loại cây ăn quả, cây lấy củ.

    Phân hỗn hợp chứa N và K 

    Phân hỗn hợp NPK tỷ lệ: 30:0:10; 20:0:20; 20:0:10.
    Các dạng phân này được dùng để bón vào cuối thời kỳ sinh trưởng của cây trồng, vì vào thời kỳ này cây không còn yêu cầu đối với lân.
    Chào tất cả mọi người!

    3. Phân PK:

    Phân có tỷ lệ NPK là 0:1:3

    Được sản xuất bằng cách trộn 55% super lân với 45% KCl.
    Phân được dùng để bón cho đất quá nghèo Kali như đất bạc màu, đất cát nhẹ v.v.. và các giống cây cần nhiều kali như khoai tây, khoai lang, v.v..
    Chào tất cả mọi người!

    Phân PK 0:1:2

    Được sản xuất bằng cách trộn 65% super phôtphat với 35% Kali clorua. Chứa 5,8% P2O5 và 11,75% KCl.
    Phân này được dùng để bón cho các loại đất nghèo Kali và các loại ngũ cốc.

    4. Phân NPK:

    Phân amsuka :

    Có tỷ lệ NPK là 1: 0,4:0,8 được sản xuất bằng phương pháp trộn amôn với super lân đã trung hòa vào muối KCl.
    Phân phù hợp với nhiều loại đất và nhiều giống cây trồng

    Phân Nitro phoska:

    có 2 loại:
    Loại có tỷ lệ NPK: 1:0,4:1,3
    Được sản xuất bằng phương pháp trộn các muối nitrat với axit phosphoric. Trong phân có chứa: N – 13%; P2O5 – 5,7%; K2O – 17,4%.
    Phân này được dùng để bón cho đất thiếu K nghiêm trọng và các loại cây lấy củ.
    Loại có tỷ lệ N, P, K: 1:0,3:0,9
    Được sản xuất bằng phương pháp trộn các muối nitrat với axit sunphuric. Trong phân có chứa: N – 13,6%; P2O5 – 3,9%; K2O – 12,4%.
    Phân được dùng để bón cho nhiều loại cây trồng và nhiều loại đất.

    Phân Amphoska:

    Có tỷ lệ NPK: 1:0,1:0,8
    Trong phân có chứa N – 17%; P2O5 – 7,4%; K2O – 14,1%.
    Phân này được dùng để bón cho đất trung tính và thường dùng để bón cho cây lấy củ.
    – Tuỳ theo yêu cầu của cây và đặc tính của đất, người nông dân có thể mua loại phân thích hợp để bón.
    – Phân tổng hợp NPK:

    * Những điều cần lưu ý khi trộn phân:

    Có những loại phân trộn được với nhau và khi bón cho cây các nguyên tố dinh dưỡng trong hỗn hợp đều phát huy được tác dụng tốt. Tuy vậy, có những loại phân không trộn lẫn với nhau được, bởi vì khi trộn, loại phân này có thể làm mất hoặc giảm các nguyên tố dinh dưỡng có ở trong loại phân kia, hoặc tạo thành các chất có hại cho cây, làm xấu đất.

     

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Một số loại phân lân và công dụng với đất, cây trồng

    Phân lân (phân chứa P) gồm 2 loại chính là: + Lân tự nhiên (như Apatit, Phosphorit) + Lân chế tạo (như Super lân, Lân nung chảy) Hàm lượng lân

    Xem thêm

    Dinh dưỡng vi lượng sắt: khả năng hấp thụ sắt ở thực vật

    Thiếu sắt là một yếu tố hạn chế sự phát triển của thực vật. Sắt tồn tại nhiều trong đất, nhưng hàm lượng sắt có trong cái cây trồng lại rất

    Xem thêm

    Người Việt Nam ưu tiên dùng phân bón Việt Nam

    Hiện nay, nằm trong chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững, hội thảo “ưu tiên dùng phân bón Việt Nam” được tổ chức nhằm tập huấn, tư vấn cho

    Xem thêm

    Tìm hiểu về các loại nguyên liệu cung cấp đạm (Nitơ) – Phần 1: dạng Amoni

    Căn cứ vào gốc chứa đạm mà phân thành hai loại, loại chứa gốc amon gọi tắt là phân amon và loại chứa gốc nitrat là phân nitrat. Các loại

    Xem thêm