• Những điều cần biết về axit humic

    Trong thành phần nhiều loại phân bón hiện nay, ngoài chất các chất hữu cơ, chất đa – trung – vi lượng còn có axit humic. Vậy axit humic là chất gì và tác dụng cây trồng như thế nào? Bài viết sau đây Hacheco.vn sẽ giải đáp một phần câu hỏi này.
     
    Trong tự nhiên xác bã thực vật được vi sinh vật phân hủy tạo thành mùn, một nhân tố quan trọng tạo nên độ phì nhiêu của đất. Mùn là chất hữu cơ phức tạp chứa nhiều axit như: axit humic, axit fulvic, axit fugavic…, gọi chung là axit mùn. Trong đó axit humic chiếm tỉ lệ nhiều nhất.
     
    Humic là loại axit hữu cơ có cấu tạo phức tạp bởi nhiều thành phần hóa học, màu nâu đen, chứa khoảng 50% cacbon, 40% oxy, 5% hydro, 3% nitơ còn lại là lân, lưu huỳnh và các nguyên tố khác. Axit humic cấu tạo chủ yếu bởi các vòng cacbon thơm có gắn các nhóm cacboxyl, quinon, methoxyl…Hoạt tính sinh học phụ thuộc vào hàm lượng của các nhóm chức và khả năng trao đổi ion của chúng.
     
    Axit humic cùng với các axit mùn khác nếu hấp thu qua rễ có tác dụng kích thích sự phát triển rễ, tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, giúp cây trồng sinh trưởng phát triển mạnh hơn, tăng sức đề kháng của cây với sâu bệnh và tác động bên ngoài.
     
    Nếu được hấp thu qua lá sẽ giúp cây trồng tăng cường sự quang hợp. Vì vậy axit humic được sử dụng trong các chế phẩm phân bón gốc và bón lá, kích thích sinh trưởng.
    Chào tất cả mọi người!
    Trong các phân bón hữu cơ tự nhiên (như phân chuồng, phân xanh…) cũng tạo chất mùn và axit humic, tuy nhiên hàm lượng thấp hơn chỉ từ 30 – 50% với phân chuồng ủ hoai, và 20-30% với phân xanh…
     
    Than bùn là loại phân hữu cơ tự nhiên chứa hàm lượng mùn và axit humic cao, trung bình 40 – 50%, axit humic 20 – 30% và nhiều chất dinh dưỡng khác. Ở nước ta đã phát hiện và thăm dò nhiều mỏ than bùn rải rác ở các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Hậu Giang, Long An… với trữ lượng khoảng 500 triệu m3. Than bùn là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu để sản xuất chất hữu cơ và axit humic  hiện nay.
     
    Axit humic không tan trong nước, vì vậy muốn cây hấp thụ trực tiếp, phải chuyển hóa axit humic thành dạng muối humat tan được trong nước và giảm độ chua trước khi sử dụng cho cây trồng. Để chuyển hóa thành muối humat người ta nghiền nhỏ than bùn trộn với 2 -3% nước amoniac rồi ủ khoảng 5 – 6 giờ là phản ứng có thể xảy ra hoàn toàn.
    Chào tất cả mọi người!
    Than bùn sau khi hoạt hóa có thể bón ngay hoặc trộn thêm phân khoáng đa, trung và vi lượng để tạo thành các loại phân hữu cơ – khoáng hoặc vi sinh vật có ích tạo thành phân hữu cơ – vi sinh. Các chế phẩm phân bón thường ghi hàm lượng axit humic, cần hiểu rằng đây là humat, tức là muối của axit humic. Tùy loại chế phẩm mà hàm lượng axit humic khác nhau.
     
    Với tác dụng thích thích sinh trưởng và tăng sức đề kháng cho cây, lại tương đối dễ khai thác và chế biến với khối lượng lớn từ các mỏ than bùn, axit humic đang trở thành hoạt chất hữu cơ được sử dụng ngày càng phổ biến, góp phần vào quá trình phát triển nền sản xuất nông nghiệp bền vững…. 
    Tìm hiểu thêm về >>> Axit Amin tổng hợp và địa chỉ mua amino acid Hà Nội

     

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Sử dụng phân bón: Cần nhìn khách quan, khoa học hơn

              Gần đây có một số bài báo nói về hiện tượng dư thừa lưu huỳnh (S) trong đất và chua hóa đất đỏ bazan ở Tây Nguyên là do sử dụng các

    Xem thêm

    Molybdenum_Yếu tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng

    Từ năm 1930 người ta đã tìm thấy vai trò của molybden đối với cây họ đậu và vi sinh vật sống tự do. Mo có vai trò quan trọng

    Xem thêm

    Axit humic – Thành phần thiết yếu của đất nông nghiệp

    Axit humic được phát hiện bởi nhà khoa học người Đức Karl Franz Achard (1753-1821) và ngay sau đó nó được đánh giá là một trong những thành phần thiết

    Xem thêm

    Nghị định quản lý phân bón mới: Nhiều điều khoản khiến doanh nghiệp…’tắc thở’!

    Việc tăng GDP quý 3/2017 lên 7,46% được lý giải là hiệu ứng bước đầu của việc xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển, là tạo ra khuôn khổ

    Xem thêm