Vai trò của Kali với chất lượng nông sản
Trong sản xuất nông nghiệp Kali thường được sử dụng trong phân bón ở hai dạng: Kali Clorua (thường gọi là kali đỏ), kali sulfat (thường gọi là Kali trắng) và một dạng khác trong hữu cơ có nhiều trong tro bếp, rong biển và trong Humic/Humat acid.
Như chúng ta đã biết Kali rất quan trọng trong thời kỳ phát triển (sinh thực) giai đoạn sau của cây trồng từ khi trổ hoa/bông kéo dài suốt giai đoạn nuôi dưỡng trái/củ/hạt cho tới khi thu hoạch. Mặt khác, Kali trong giai đoạn này giúp cây trồng tích lũy tinh bột, chuyển hóa đường trong nông sản rất cao do vậy đây là giai đoạn cần cung cấp đầy đủ lượng Kali để cây trồng kiến tạo năng suất và chất lượng cao nhất. Nhưng sử dụng Kali loại nào lại là bài toán cho bà con, trước hết hãy chọn đúng loại phân Kali cho mỗi loại cây trồng nhất định.
Kali Clorua (Kali đỏ) thường được dùng cho việc sản xuất các loại phân bón NPK thông dụng ở mức thấp, sản xuất phân trộn 3 màu vì Kali đỏ là loại rẻ nhất và phổ biến nhất ở thị trường, song Kali đỏ thường được bón cho những cây trồng ở chân ruộng nước như lúa và các cây trồng khác ở dưới nước. Nhưng nếu dùng Kali đỏ cho các loại cây trồng mẫn cảm với clo (đa số các cây trồng hiện có như rau màu, cây ăn quả, lấy củ) thì không những ít tác dụng mà ngược lại còn làm giảm chất lượng một cách nghiêm trọng như bón Kali đỏ vào cây thuốc lá thì sản phẩm thuốc lá sẽ không cháy hay tắt, bón cho cây ớt thì lá bị quăn nên cây ớt không phát triển được, các cây Chuối, Cà chua,… thì làm cho trái bị nhão, nhạt và màu sắc, mùi vị không thơm ngon, đối với Sầu riêng thì sẽ làm cho thịt trái bị sượng không ăn được.
Như vậy để chất lượng nông sản đạt được mức cao nhất có thể thì Kali Sulfate sẽ là lựa chọn tốt nhất đối với nhà nông. Nhưng trong Kali Sulfate cũng nên chọn loại tối ưu nhất, Kali Sulfate dạng hạt, viên, mảnh hay dạng bột.
– Ở dạng bột (trên thị trường có khoảng 7-8 loại) nhưng đa phần chỉ ở dạng hòa tan, mà dạng Kali Sulfate bột ở dạng cao cấp nhất hiện nay là High Grade Obsorb Soluble, loại ở dạng hòa tan hoàn toàn mà cây trồng có thể hấp thụ được ngay thì trên thị trường chỉ có rất ít, những loại này có giá cao hơn nhưng hiệu quả kinh tế trong đầu tư nông nghiệp và chất lượng nông sản thì ở mức cao nhất. Loại Kali dạng này còn được dùng để sản xuất các loại phân bón lá cao cấp có chứa hàm lượng Kali cao hay các loại phân có chứa Humic và Humat.
– Ở dạng hạt dùng cho bón gốc/rễ thì hàm lượng Kali cây cần hấp thụ được không cao do rửa trôi và thẩm thấu.
– Loại phân bón dùng Potassium Nitrate (KNO3) thường rất rẻ và không tốt lắm cho chất lượng Nông Sản và gây ô nhiễm môi trường và đất canh tác do lượng Nitrate trong phân bón gây ra.
Chú ý: Tùy điều kiện cụ thể mà chọn loại Kali nào cho phù hợp để đem lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả nhất như giảm chi phí đầu tư, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cảnh giác với 10 loại trái cây đúng vụ vẫn bị tẩm hóa chất
Mùa hè có rất nhiều loại quả đúng mùa như mít, xoài, ổi, dưa hấu…nhưng vì lợi nhuận một số thương lái đã tẩm hóa chất độc hại khiến
Xem thêmSilic – Vai trò khoa học đã được nhìn nhận
Trước đây, nguyên tố Silic không được xem xét là một nguyên tố thiết yếu (trong 16 nguyên tố cần thiết cho cây trồng) nhưng vai trò khoa học của
Xem thêmNgười Việt Nam ưu tiên dùng phân bón Việt Nam
Hiện nay, nằm trong chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững, hội thảo “ưu tiên dùng phân bón Việt Nam” được tổ chức nhằm tập huấn, tư vấn cho
Xem thêmHóa học xanh với sự phát triển bền vững – Không còn quá xa vời
Không phải ngẫu nhiên mà Giải Nobel Hoá học năm 2005 được trao cho 3 nhà khoa học Robert H. Grubbs và Richard R. Schrock đến từ Mỹ, cùng Yves Chauvin đến
Xem thêm