• Sử dụng phân bón tại Việt Nam: Vãi hàng nghìn tỷ đồng xuống sông, xuống biển

    Theo đánh giá thì tỷ lệ phân hóa học thông thường thất thoát ra môi trường sau khi bón chiếm khoảng 60-65%. Vì vậy mà chi phí sản xuất nông nghiệp lãng phí rất lớn, các loại phân bón thế hệ mới có hiệu suất sử dụng cao, sẽ giúp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, hạn chế tác hại môi trường.
    Chào tất cả mọi người!
     Sử dụng phân bón tại Việt Nam: Vãi cả tỷ đô xuống sông, xuống biển
    Thực tế chỉ 35-40% lượng phân được bón đươc cây trồng hấp thu
    PGS-TS Lê Như Kiểu – Phó Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng nông hóa, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam cho biết: khi sử dụng các loại phân bón thường, khoảng 50% lượng đạm sẽ thất thoát ra môi trường, có 70-80% lượng lân bị các ion phốtpho, nhôm, magie lưu giữ lại trong đất. Đối với urê, 50-60% lưu lượng bị bay hơi hoặc rửa trôi.
    Với hiệu suất sử dụng phân bón tại Việt Nam hiện nay thì chỉ 35-40% lượng phân bón cho cây là có ích.Trung bình mỗi năm, có khoảng 11 triệu tấn phân vô cơ được sử dụng, chỉ tính theo mức giá của loại phân thông thường là lân 3.500 đồng/kg, thì số tiền “đổ sông đổ biển” tối thiểu là 23-25 nghìn tỷ đồng.
    Lượng phân thất thoát là nguyên nhân góp phần gây biến đổi khí hậu, ô nhiễm nguồn nước, đất đai bạc màu và khó phục hồi. Ngoài ra, việc lạm dụng phân hóa học còn ảnh hưởng tới nguồn gene sinh vật và con người, tạo ra rất nhiều chủng loại vi sinh vật đột biến, gây bệnh hại.
    Hiện nay, “Việt Nam đã có hầu hết các công nghệ sản xuất phân bón hiện đại” – GS-TS Mai Văn Quyền – nguyên Viện phó Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam – cho biết. “Các nhà máy sản xuất phân vô cơ lớn của Việt Nam đều đang sử dụng công nghệ cao của thế giới”.
    Có thể kể đến công nghệ urê hóa lỏng tạo ra phân NPK dạng một hạt có lượng dinh dưỡng cao, được ứng dụng tại các công ty như Bình Điền, phân bón Tiến Nông, công nghệ sử dụng một chất làm tăng hiệu quả các chất khác, giúp cây hút được nhiều phân hơn như Supe phốtphát và hóa chất Lâm Thao…
    Tập quán canh tác của người dân cần được thay đổi
    Theo các chuyên gia đánh giá: Phân bón công nghệ cao có nhiều ưu điểm như không những tiết kiệm phân và công sức lao động còn làm tăng năng suất, thân thiện với môi trường. Cụ thể phân bón công nghệ cao giúp giảm lượng đạm, photospho, kali sử dụng xuống còn 30% ; tăng năng suất cây trồng 15-20% so với phân thông thường.
    GS Quyền cho biết về hiệu quả tiết kiệm khi sử dụng phân tan chậm: “Với loại phân dùng Agrotain bọc hạt đạm nhằm ngăn cản hoạt lực của men urease, tỷ lệ tiết kiệm phân là 25-30% nhờ chất đạm tan chậm. Ngoài ra, dùng avail bọc phân lân giúp ngăn ion sắt, nhôm, canxi, magie và giữ chặt chất này khi được bón vào ruộng, giúp cây có thời gian hút dinh dưỡng lân lâu hơn, tiết kiệm được 25-40%. Bên cạnh đó, một số loại phân bón tan chậm được bọc bằng lớp polymer có thời gian sử dụng lên tới 5 – 9 tháng, giúp giảm số lần bón phân tiết kiệm thời gian và công sức con người”.
     
    Chào tất cả mọi người!
    Viên phân bón nhả chậm do Việt Nam sản xuất.
    “Hơn nữa, do phân được bón đủ lượng mà cây trồng cần nên giảm tối đa hiện tượng phú dưỡng, ít sâu bệnh” .
    Mặc dù có ưu điểm vượt trội nhưng phân bón công nghệ cao vẫn chưa được tiêu thụ mạnh. Bà Trịnh Thị Điệp – đại lý phân bón ở xã Thiệu Duy, Thiệu Hóa, Thanh Hóa – cho biết: “Trước đây, từng nhập các loại phân bón này về bán, nhưng lượng tiêu thụ rất ít. Bà con nông dân vẫn chuộng loại phân bón thường vì nhìn thấy dduwwocj kết quả ngay, bón đạm hôm trước thì hôm sau đã thấy cây xanh rờn. Ngoài ra giá phân công nghệ mới cũng cao hơn”.
    Trả lời cho ý kiến trên GS Quyền cho biết : “Phân chậm tan còn ít được sử dụng do sự hiểu biết của nông dân còn hạn chế, quen với cách canh tác truyền thống. Những loại phân bón thông thường bón vào đất là tan nhanh, tan hết. Sau khi bón 5-7 ngày nếu thấy hạt phân còn xác thì họ cho là phân giả mà không biết rằng phần phụ gia để bọc hạt phân có loại lâu tan. Bên cạnh đó xuất phát từ thói quen bón phân vãi trên mặt đất của bà con cách bón này thì loại phân nào cũng kém hiệu quả; phân chậm tan càng kém hiệu quả, đặc biệt là gặp khi khô hạn”.
    Ông Quyền cho rằng, để nông dân làm quen  và hiểu với cái mới, các doanh nghiệp phân bón cần tổ chức nhiều mô hình trình diễn giúp người nông dân nhìn thấy được hiệu quả kinh tế của phân bón công nghệ cao. Mặt khác, hiện tại giá loại phân bón này cao hơn phân bón thường 10-15% nên bà con chê đắt. Vì vậy cần xã hội hóa việc nhập dây chuyền công nghệ cao để tăng sản lượng, giảm giá thành.
     

     

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Cảnh giác với 10 loại trái cây đúng vụ vẫn bị tẩm hóa chất

      Mùa hè có rất nhiều loại quả đúng mùa như mít, xoài, ổi, dưa hấu…nhưng vì lợi nhuận một số thương lái đã tẩm hóa chất độc hại khiến

    Xem thêm

    Nông dân tự chế “tân dược” diệt trừ sâu bệnh

    Năm 2014, cán bộ trường Học viện Nông nghiệp Hà Nội về xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An để tổ chức tập huấn kỹ thuật chế thuốc trừ sâu

    Xem thêm

    Độc chiêu trị sâu bệnh lạ: Chích thuốc cho cây cam

    Hiện nay, một số nơi ở ĐBSCL bắt đầu rộ lên phong trào chăm sóc cây ăn quả kỳ lạ, đó là chích thuốc để điều trị bệnh vàng lá

    Xem thêm

    Các loại phân đạm và cách sử dụng

    Phân đạm là tên gọi chung các loại phân đơn cung cấp N cho cây. Các loại phân đạm thông dụng là:   – Urê [CO(NH2)2]: Chứa 44 – 48%

    Xem thêm