• Sắt – Yếu tố vi lượng cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của cây

    Tác động của sắt đến quá trình sinh lý hóa của cây trồng:

    Sắt là yếu tố cần cho sinh trưởng và phát triển của cây và cũng rất cần cho sự phát triển của động vật. Nó có mặt trong thành phần và xúc tiến hoạt động của rất nhiều loại men từ đó ảnh hưởng đến nhiều quá trình sinh lý sinh hoa trong cây:
    – Sự khử nitrat.
    – Quá trình quang hợp (khử CO2 và hoạt hóa diệp lục) trong hợp chất hữu cơ (gluxit, proteit và các chất điều hòa sinh trưởng).
    Vai trò của sắt rất đặc biệt trong sự hình thành các hợp chất hữu cơ phân tử lượng cao và hàm lượng sắt (Fe) chứa trong các chất hữu cơ trong cây rất cần cho dinh dưỡng sắt của động vật non.
    * Biểu hiện của cây trồng thiếu sắt
    Sự thiếu sắt thường làm cho cây bị hiện tượng vàng lá do mất diệp lục.
     
    Chào tất cả mọi người!Chào tất cả mọi người!
     
    Thiếu sắt (Fe)
    + Úa vàng ở các gân lá điển hình, các lá non bị ảnh hưởng trước tiên, đỉnh và mép lá giữ mà xanh lâu nhất.
    + Trường hợp thiếu nặng, toàn bộ thịt và gân lá chuyển vàng và cuối cùng trở thành trắng nhợt.
     
    Chào tất cả mọi người!
     
    * Sắt trong đất:
    Hàm lượng khá cao, khoảng 10% và thường ở dạng các hợp chất oxit, hydroxit, photphat và các silicat. Trong môi trường đất thoáng khí, hữu cơ có tính kiềm thì sắt ở hóa trị III, còn trong điều kiện ngập nước, chua thì sắt thường ở dạng hóa trị II. Ít có hiện thiếu sắt mà thường có hiện tượng độc sắt do sắt kết hợp với các chất hữu cơ tạo thành phức hợp sắt dễ tan.
    Hiện tượng vàng lá do thiếu sắt chỉ thường chỉ xảy ra trong các trường hợp sau:
    – Đất có pH cao: Hiện tượng này thường nhận thấy ở nhiều loại cây như lúa, lúa mì, cao lương, ngô, đậu, đậu tương, đồng cỏ, một số cây ăn quả, dâu tằm, và cây cảnh. Sự thiếu sắt thường đi đôi với pH cao do bón vôi, độ ẩm thấp, bón quá nhiều P, đất không cân đối về Cu, Mn, nhiều khí CO2.
    – Nhiệt độ thấp.

    * Các loại nguyên liệu để sản xuất phân có chứa sắt

    1. Sắt (II) sunfat (FeSO4.7H2O)
    Chào tất cả mọi người!
    Dạng bột màu xanh  
    Hàm lượng: Fe: 20%, S: 18,8%
     
    2. Sắt (III) sunfat (Fe2(SO4)3.4H2O)
    Hàm lượng: Fe: 20%
     
    3. Sắt (II) cacbonat (FeCO3.2H2O)
    Dạng bột màu nâu hoặc trắng
    Hàm lượng: Fe: 42%
     
    4. Phân sắt chelate (EDTA-Fe)
    Tên hóa học: Ethylenediaminetetraaceticacid, ironsodium complex 
    Công thức hóa học: EDTA-Fe ( C10H12FeN2NaO8)
    Hình thức sản phẩm: bột màu vàng
    Hàm lượng sắt chelate: 13%
    pH (ở nồng độ 1%): 4-6,5
    ► Tham khảo: Chelate vi lượng sắt – EDTA FE

     

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Biến đổi dinh dưỡng N và tính đặc thù của dinh dưỡng P trong đất

    I. Sự biến đổi của dinh dưỡng N Khi bón phân đạm vào đất thực vật chỉ hấp thụ được 40-50% lượng bón, lượng còn lại bị nước mưa, nước tưới

    Xem thêm

    Rùng mình với quy trình sản xuất nem chua rán tẩm hóa chất

    Những miếng bì nhợt nhạt hôi thối, trộn lẫn cả bụi đất bẩn vốn là loại phế phẩm mà  người mua thịt và người bán thịt lợn đã bỏ đi

    Xem thêm

    Hóa chất trong thuốc nhuộm tóc nguy hại tới sức khỏe như thế nào?

    Xu hướng nhuộm tóc trong những năm gần đây trở thành hiện tượng rất hot với tất cả mọi người, nhất là giới tuổi teen. Nhuộm tóc để làm đẹp

    Xem thêm

    Hội chứng hoa Tulip, nhìn sang giá những giỏ lan tiền tỉ ở Việt Nam

    Hội chứng hoa tulip Một bông hoa tulip, còn gọi là “Phó Vương”, trong một mục lục tại Hà Lan năm 1637. Củ của nó có giá từ 3000 tới

    Xem thêm