Trong sản xuất nông nghiệp, phân kali rất quan trọng, giúp tăng năng suất và chất lượng cây trồng. K có vai trò qan trọng trong quá trình chuyển hoá năng lượng, đồng hoá các chất dinh dưỡng của cây, giúp làm tăng khả năng chống chịu với các loại sâu bệnh và các tác động từ bên ngoài như: úng, hạn, nắng nóng, giá rét. Kali có tác dụng làm tăng hàm lượng đường trong quả, làm quả thơm ngon, sáng bóng, cất trữ được lâu hơn, K làm tăng chất bột trong củ khoai, làm tăng hàm lượng đường trong mía…
Hiện nay, nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhiều giống cây trồng có năng suất cao ra đời. Những giống này thường cần nhiều K từ đất, vì vậy muốn có năng suất cao và chất lượng nông sản tốt, cần chú ý bón phân K cho cây.
Phân loại phân Kali:
Tồn tại chủ yếu ở dạng bột, màu hồng. Ngoài ra, còn có dạng tinh thể màu xám đục hoặc xám trắng. Hàm lượng kali nguyên chất là 50 – 60%.
Phân kali clorua là loại phân chua sinh lý, để khô độ rời tốt, dễ sử dụng. Tuy nhiên, nếu bảo quản không tốt, để ở nơi có độ ẩm cao, phân bị ẩm, vón cục sẽ khó sử dụng. Phân phù hợp với nhiều loại cây trồng, trên nhiều loại đất khác nhau để bón lót hoặc bón thúc. Không bón phân này cho các loại cây hương liệu, chè, cà phê…
Có dạng tinh thể nhỏ, mịn, có màu trắng. Dễ tan trong nước, ít hút ẩm. Hàm lượng kali là 45 – 50% và lưu huỳnh 18%. Đây là loại phân chua sinh lý, nếu sử dụng thời gian dài sẽ làm tăng độ chua của đất, cần bón thêm vôi để khử chua. Phân sunphat kali thích hợp cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây có dầu, rau cải, thuốc lá, chè, cà phê…
Ngoài các loại trên còn có: kali magiê, phân Agripac… Để sử dụng phân đạt hiệu quả, cần lưu ý các vấn đề sau
+ Nên bón kết hợp với các loại phân khác, bổ sung thêm magiê, natri.
+ Cần bón kết hợp với vôi.
+ Phân kali có thể bón thúc bằng cách phun dung dịch lên lá vào các thời gian cây ra hoa kết trái, hình thành củ…
+ Có thể bón tro bếp thay thế phân kali vì trong tro bếp có hàm lượng Kali cao
+ Không nên bón quá nhiều phân kali, nếu bón quá thừa phân kali trong nhiều năm có thể làm mất cân đối natri, magiê, làm teo rễ. Một số loại cây trồng phản ứng tích cực với phân kali là chè, mía, dừa, chuối khoai, sắn, bông, đay, thuốc lá…
Chứa 46% K2O và 13% N, dạng kết tinh, màu trắng. Là loại phân quý, đắt tiền nên KNO3 thường dùng phun lên lá hoặc bón gốc cho các cây có giá trị kinh tế cao. Phun lên lá ở nồng độ thích hợp còn kích thích cây ra hoa sớm và đồng loạt.
Phân biệt một số loại phân K thật giả
Cần xem kỹ nhãn để biết xuất xứ nguồn gốc.
Cho khoảng vài gram (5-7 gram) phân vào cốc nước trong, nếu:
+ Dùng đũa sạch khuấy đều, mạnh dung dịch chuyển sang hồng nhạt, không đục, có váng đỏ bám quanh thành cốc và phân tan hết. Đó chính là phân thật
+ Dùng đũa khuấy mạnh thì dung dịch có màu hồng đỏ và vẩn đục, không có váng bám vào thành cốc, có thể để lại một ít cặn lắng. Đó là phân K giả.