Nồi nước lẩu làm từ hóa chất độc hại đến mức nào?
Vì mục đích lợi nhuận nên hiện nay tại rất nhiều quán ăn, nhà hàng bình dân đã ngang nhiên sử dụng những gia vị, hóa chất làm tăng hương vị cho nước lẩu để thu hút khách nhiều hơn.

Lẩu được coi là món ăn khá tốt cho sức khỏe, vì món ăn này là sự tổng hợp của nhiều loại dinh dưỡng từ thịt và rau của quả. Vào mùa lạnh, các món như nướng hay lẩu rất được thực khách ưa chuộng. Và muốn nồi lẩu có mùi vị thơm ngon, đẹp mắt nên chủ hàng đã cho các hóa chất độc hại vào trong nồi lẩu để thu hút đông đảo khách ăn tới quán mình, từ đó họ thu được nhiều lợi nhuận kinh tế hơn từ việc làm ăn đơn giản này.

Tuy nhiên, trong các gói gia vị có sẵn này lại có chứa các hóa chất độc hại như NO2, HCHO, ethyl maltol, propanediol…rất nguy hiểm cho sức khỏe của con người. Trong nồi lẩu khi ăn sẽ có màu rất đẹp, đó không phải là màu tự nhiên của củ quả mà chính là hóa chất tạo màu cực độc NO2, HCHO tạo nên cho nước lẩu và làm tăng vị ngọt đậm đà, thơm dậy mùi cho nước dùng. Nếu chúng ta ăn thườn xuyên các hóa chất này sẽ gây ức chế khả năng tiếp nhận và cung cấp oxy của cơ thể, tác động lên hồng cầu gây ra bệnh thiếu máu. Ngoài ra, nó còn có tác động xấu đến phổi và làm suy yếu chức năng hô hấp, gây bệnh hen suyễn.
Vậy làm cách nào để bạn có thể phát hiện ra nồi lẩu nào có chứa hóa chất độc hại? Hãy cùng tham khảo những cách dưới đây để đảm bảo sức khỏe cho chính bạn và gia đình nhé:
1. Ngửi mùi
Nồi lẩu được nấu tự nhiên sẽ chỉ có mùi thơm thanh nhẹ và thơm từ từ. Nhưng với nồi nước lẩu có sử dụng hóa chất tạo mùi thì khi vừa mang ra đã có vị thơm ngào ngạt và khiến người ăn khó có thể cưỡng lại mùi vị này được.
2. Nhìn màu sắc
Màu sắc của nồi lẩu truyền thống sẽ không có màu sắc bắt mắt như tại các quán lẩu, nhà hàng. Nồi lẩu có sử dụng hóa chất tạo màu sẽ có màu đỏ hồng hay hơi vàng cam trong khi nồi lẩu truyền thống dù cho bao nhiêu ớt hay cà chua thì vẫn chỉ thấy nổi váng nước mỡ từ xương hầm.
3. Nếm thử
Nếu bằng thị giác vẫn chưa thể phát hiện ra được thì bạn hãy sử dụng vị giác của mình để nếm thử một chút nước dùng. Nếu thấy có vị cay xè kích thích và ngọt đậm thì chắc chắn nồi lẩu đó có sử dụng hóa chất tạo ngọt tạo cay và màu hóa học. Nó sẽ khác với nước lẩu thông thường sẽ có vị thơm, ngọt thanh đạm của nước hầm xương và rau củ và cay cay của vị sa tế. Một mẹo nhỏ giúp bạn có vị giác chuẩn là chúng ta không nên uống rượu và các món khai vị trước khi nếm thử nước lẩu.
Tóm lại, nếu muốn ăn lẩu thì bạn nên tìm đến các nhà hàng uy tín hoặc có thể tự nấu tại nhà để bảo vệ tốt cho sức khỏe.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

9 xu hướng nổi bật 2016 của công nghiệp hóa chất
Công nghiệp hóa chất đang trải qua một thời kì siêu đổi mới về khoa học công nghệ, mang đến nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các công
Xem thêm
Sắt – Yếu tố vi lượng cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của cây
Tác động của sắt đến quá trình sinh lý hóa của cây trồng: Sắt là yếu tố cần cho sinh trưởng và phát triển của cây và cũng rất cần
Xem thêmSỬ DỤNG ROCK PHOSPHATE TRONG CÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG NGHIỆP
Rock phosphate (Lân tự nhiên) là sản phẩm thu được từ quá trình khai thác mỏ và quá trình khai thác quặng chứa P. Ngoài khoáng vật chứa Phosphate, quặng
Xem thêm
Chỉ với 35000 đồng hóa chất có thể pha được 2000 ly cafe
Chỉ với 35.000 đồng hóa chất có thể được dùng để chế biến thành 2.000 ly bảo đảm y hệt cà phê nguyên chất, nhân viên một cửa hàng hương
Xem thêm