• Nên dùng phân bón hóa học hay phân bón hữu cơ?

    Tầm quan trọng của việc bón phân cho cây trồng?
    Cây trồng đòi hỏi một lượng dưỡng chất cao từ đất để phục vụ cho quá trình sinh trưởng và phát triển của nó. Tuy nhiên, đất lại không thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng đó, đặc biệt là đất sau khi bị thoái hóa, bạc màu thì sẽ bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng, vậy nên việc bón phân sẽ giúp bổ sung đầy đủ khoáng chất cho cây phát triển tốt cho một vụ mùa năng suất và chất lượng.
    Vậy phân bón có những dạng nào?
    I: Phân bón vô cơ
    Phân bón hóa học (còn gọi là phân bón vô cơ) là loại phân bón tồn tại dưới dạng muối khoáng sản. Loại phân này được sản xuất theo quy trình công nghiệp, dùng để bón cho cây trồng có chứa các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cần thiết nhằm cung cấp dinh dưỡng tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
    Chào tất cả mọi người!
    Phân bón vô cơ có những ưu nhược điểm nào?
    ·        Ưu điểm: Tỉ lệ dinh dưỡng cao, có hiệu quả nhanh do dễ hòa tan nên cây trồng dễ hấp thu.
    ·        Nhược điểm:
    –         Thành phần chứa ít các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng.
    –         Dễ bay hơi, nhanh tan, dễ bị rửa trôi làm thất thoát phân bón và gây lãng phí về tiền của.
    –         Bón lâu năm, bón nhiều đất sẽ bị thoái hóa, chai cứng, độ pH giảm làm chua đất, tích tụ kim một số loại nặng trong đất.
    –         Tiêu diệt làm giảm mật độ vi sinh vật có lợi trong đất. Làm ô nhiễm môi trường.
    –         Dư thừa các hóa chất độc hại gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người và vật nuôi.
    –         Phân hóa học làm cây trồng bộc phát nhanh nhưng không bền vững, không lâu dài.
    Phân bón vô cơ được chia làm 2 dạng khác nhau:
    –     Phân đơn: Chỉ chứa một chất dinh dưỡng khoáng như  Đạm (N) , Lân (P) hay Kali (K).
    –     Phân hỗn hợp: Có chứa từ 2 chất dinh dưỡng khoáng trở lên như phân NPK; DAP; ….
    – Là loại phân có nguồn gốc từ phân của động thực vật, từ chất thải sinh hoạt và các nhà máy thủy hải, than bùn….Đây là những hợp chất (chất mùn, chất hữu cơ) được dùng trong sản xuất nông nghiệp nhằm tăng độ phì nhiêu và màu mỡ cho đất, cung cấp cho cây trồng các nguyên tố dinh dưỡng đa, trung, vi lượng trong quá trình sinh trưởng và phát triển.
    Chào tất cả mọi người!
    Phân bón hữu cơ cũng được chia làm 2 loại:
    –     Phân bón hữu cơ truyền thống được lấy từ phân động vật, phụ phẩm trong canh tác nông nghiệp, phân rác, phân xanh,…và được sản xuất theo cách truyền thống (ủ hoai mục).
    –     Phân bón hữu cơ chế biến công nghiệp là nhóm phân bón chế biến từ những chất hữu cơ theo một quy trình công nghiệp để sản xuất tạo ra sản phẩm phân bón có chất lượng tốt hơn nguồn nguyên liệu đầu vào như phân hữu cơ, phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ khoáng, phân vi sinh, phân bón lá hữu cơ.
    Phân bón hữu cơ có những ưu nhược điểm nào?
    ·        Ưu điểm :
    –     Chứa nhiều nhiều các yếu tố dinh dưỡng khoáng đa, trung, vi lượng.
    –     Bón nhiều, thời gian dài sẽ cải tạo đất đai, tăng độ phì nhiêu, màu mỡ,…làm đất tốt lên, chống xói mòn và rửa trôi các chất dinh dưỡng.
    –     Thân thiện với môi trường và an toàn với sức khỏe con người.
    –     Bổ sung và thúc đẩy hệ vi sinh vật có lợi trong đất phát triển.
    –     Tạo sự phát triển bền vững cho cây trồng và đất đai.
    –     Tăng hiệu lượng hấp thu các chất dinh dưỡng cho cây trồng.
    –     Tăng sức đề kháng sức chống chịu cho cây trồng với sâu bệnh và điều kiện bất lợi.
    ·        Nhược điểm: Một số loại phân bón hữu cơ truyền thống có hàm lưỡng dinh dưỡng thấp, hiệu lực chậm và thường sử dụng với lượng lớn, khó vận chuyển. Đặc biệt phân chuồng tươi và chưa ủ hoai mục có nguy cơ mang một số mầm bệnh cho cây trồng và sinh vật (E. Coli, Samonella, trứng giun…) gây bệnh cho con người và khả năng gây ô nhiễm môi trường rất cao.
    Chính vì vậy, hiện nay phân bón hữu cơ công nghiệp đã ra đời để giúp bà con thuận lợi hơn trong quá trình canh tác. Trong đó, phân bón hữu cơ của công ty CP Công Nông Nghiệp Tiến Nông đang được sự tin cậy của bà con hiện nay, bởi chất lượng tốt, đầy đủ dưỡng chất cần thiết cung cấp cho cây trồng, thân thiện với môi trường và an toàn với con người.
    Chào tất cả mọi người!
    Phân bón vô cơ tuy có nhiều tiện lợi trong canh tác nhưng về lâu về dài nó gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của đất và môi trường tự nhiên, hơn thế nữa sức khỏe của con người cũng bị ảnh hưởng. Đặc biệt, năng suất thu hoạch cũng không cao, nếu lạm dụng quá nhiều loại phân này, bà con có nguy cơ bị mất mùa. Thế nên, bà con nên sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh lâu dài, diện tích lớn để cải tạo đất canh tác hiệu quả, đảm bảo nền nông nghiệp hữu cơ bền vững, thân thiện với môi trường và sức khỏe con người. 

     

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Vai trò của Kali với chất lượng nông sản

    Trong sản xuất nông nghiệp Kali thường được sử dụng trong phân bón ở hai dạng: Kali Clorua (thường gọi là kali đỏ), kali sulfat (thường gọi là Kali trắng)

    Xem thêm

    Bắt giữ đường dây ‘ngầm’ chuyển những loại hóa chất độc Trung Quốc vào Việt Nam

    Dù không phát hiện ra những vụ nhập lậu với số lượng lớn nhưng các đối tượng buôn bán nhỏ lẻ hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) khá nhiều.

    Xem thêm

    Tiêu huỷ hơn 20 tấn phân bón giả tại TP.HCM

    Sáng ngày 9/5/2017, Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM phối hợp với Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TP đã phát hiện và tiêu huỷ hơn 20 tấn phân

    Xem thêm

    Phân loại các yếu tố dinh dưỡng cây trồng

    Theo các chuyên gia, hầu hết các yếu tố có trong đất đều có mặt trong cây. Kỹ thuật phân tích ngày càng tinh vi nên số yếu tố phát

    Xem thêm