Nấm rễ cộng sinh MYCORRHIZAE – Quan hệ cộng sinh giữa rễ cây và đất
NẤM RỄ CỘNG SINH MYCORRHIZAE LÀ GÌ?
Nấm rễ cộng sinh tồn tại từ khi cây bắt đầu xuất hiện trên đất cách đây hơn 450 triệu năm. Chúng tạo nên mối quan hệ cộng sinh với rễ cây, được gọi là Mycorrhizae theo tiếng Hi Lạp là Mukes – nghĩa là nấm, và rhiza – nghĩa là rễ
Mycorrhizae tạo nên mạng lưới tơ nhỏ gắn chặt với rễ cây và hấp thụ các dinh dưỡng từ đấy mà hệ thống dễ cây không thể tiếp cận được. Nó giúp điều tiết tăng trưởng của cây và tăng cường phát triển hệ rễ.
Một km sợ tơ nấm có thể liên kết với cây trồng trong một bình 1 lít và nó có thể tiếp cận được nguồn nước và dinh dưỡng từ những ngóc ngách nhỏ nhất trong đấy. Nó cũng giúp cây tránh được sự ảnh hưởng của các mầm bệnh trong đất và những tác nhân stress từ môi trường khác như hạn hán và ngập mặn. Ngược lại, thực vật cung cấp cacbonhydrate và các dinh dưỡng khác cho nấm tồn tại. Chúng tối ưu hóa nguồn năng lượng này và tổng hợp và thải ra phân tử như glomalin (Glycoprotein). Sự giải phóng glomalin trong đất giúp cấu trúc đất tốt hơn và hàm lượng hữu cơ cao hơn.
Tuy nhiên, trong đất mà đã bị can thiệt bởi những hoạt động canh tác của con người, lượng Mycorrhizae giảm một cách đáng kể vì thế nó không đủ để mang đến những lợi ích rõ rệt cho sự phát triển và sức khỏe cây trồng. Do đó, việc bù đắp thiếu hụt này là một vấn đề hết sức cấp thiết

Lợi ích của Micorrhizae
Nấm rễ cộng sinh – Mycorrhizal fungi cho phép cây trồng hút nước và dinh dưỡng từ trong đất. Chúng cũng làm tăng khả năng chịu đựng của cây trồng với những áp lực từ môi trường. Ngoài ra, loại nấm này đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành mảng kết tập đất và kích thích hoạt động của các vi sinh vật. Tùy theo từng loài thực vật và điều kiện sinh trưởng khác nhau, Mycorrhizae cung cấp những lợi ích khác nhau đối với cây trồng và môi trường:
· Giúp cây trồng khỏe mạnh hơn
· Tăng khả năng sống sót của cây trong quá trình gieo hạt hoặc chiết cành
· Tăng năng suất và chất lượng mùa vụ
· Tăng khả năng chịu hạn và trong điều kiện mất nước
· Thúc đẩy đậu hoa kết trái
· Tối ưu hóa hiệu quả sử dụng của phân bón, đặc biệt là Lân
· Tăng sức chống chịu trong điều kiện ngập mặn
· Giảm sự xuất hiện của sâu bệnh
· Góp phần duy trì chất lượng đất và chu kì dinh dưỡng
· Kiểm soát xói mòn đất
Các loại nấm rễ cộng sinh – Mycorrhae
Có 2 nhóm nấm rễ cộng sinh chính là nấm ectomycorrhizal và endomycorrhizal.
Nhóm đầu tiên gọi là Nấm rễ ngoài chỉ phát triển bên ngoài tế bào rễ, trong khi nhóm thứ 2 – Nấm rễ trong xâm nhập vào bên trong tế bào thực vật nơi diễn ra các quá trình chuyển hóa trực tiếp. . Ectomycorrhizae được tìm thấy dạng cấu trúc cụ thể nhìn thấy được kí sinh trên cây trong khi nấm endomycorrhizal đồng nhất với cây cũng như các loại thảo mộc khác và không hình thành cấu trúc cụ thể
Nhóm đầu tiên gọi là Nấm rễ ngoài chỉ phát triển bên ngoài tế bào rễ, trong khi nhóm thứ 2 – Nấm rễ trong xâm nhập vào bên trong tế bào thực vật nơi diễn ra các quá trình chuyển hóa trực tiếp. . Ectomycorrhizae được tìm thấy dạng cấu trúc cụ thể nhìn thấy được kí sinh trên cây trong khi nấm endomycorrhizal đồng nhất với cây cũng như các loại thảo mộc khác và không hình thành cấu trúc cụ thể

Nấm rễ trong Endomycorrhizae
Trong số các loại nấm endomycorrhizal, arbuscular mycorrhizal (AM) là loại nấm phổ biến nhất trong đất. Tên của nó được xuất phát từ cấu trúc mà nó hình hành trong tế bào rễ cây: arbuscules
Trong số các loại nấm endomycorrhizal, arbuscular mycorrhizal (AM) là loại nấm phổ biến nhất trong đất. Tên của nó được xuất phát từ cấu trúc mà nó hình hành trong tế bào rễ cây: arbuscules
*Arbuscules là cấu trúc dạng phân nhánh hình thành bên trong tế bào và đảm nhận quá trình trao đổi chất giữa cây vật chủ và nấm. Bọng cũng được tìm thấy trong một vài loại nấm AM, xuất hiện từ các sợi nấm, giữ chắc năng là cơ quan lưu trữ lipit (80%)
Những loại nấm cộng sinh khác tồn tại trong tự nhiên nhưng được đặt theo tên gọi của cây vật chủ, ví dụ họ cây phong lan và đỗ quyên. Những loại nấm kí sinh trên những thực vật này hiện tại chưa có trong các sản phẩm thương mại.
Nấm rễ ngoài Ectomycorrhizae
Nấm rễ ngoài Ectomycorrhizal cung được tìm thất trong môi trường tự nhiên, chủ yếu trong hệ sinh thái rừng. Loại nấm này hình thành cấu trúc có khả năng sinh sôi (cây nấm) ở gốc của cây mà nó kí sinh. Nấm rễ ngoài phát triển giữa tế bảo rễ mà không thâm nhập vào bên trong. Nó phát triển dày đặc thành một lớp bao phủ. Nó tạo nên mối qua hệ cộng sinh với cây thông và một số cây gỗ cứng như cây sồi, bạch dương, sồi và cây liễu.
Ảnh hưởng của nấm rễ cộng sinh lên cấu trúc đất
Cấu trúc đất liên quan đến các mảng kết tập đất cũng nhưng những lỗ rỗng trong đất. Duy trì cấu trúc đấy là một việc quan trong để bảo vệ chức năng và độ phì nhiêu của đất. Nấm rễ cộng sinh đóng vai trò quan trọng trong các mảng kết tập thông quan mạng lưới nấm và việc sản sinh glomalin (keo đất sinh học). Do đó, sự hiện diện của chúng trong đấy có vai trò quan trọng trong việc duy trì đặc tính vật lý của đất. Cấu trúc đất tốt sẽ mang lại:
Khả năng giữ nước của đất tốt hơn
Tăng khả năng hô hấp của đất
Bộ rễ phát triển tốt hơn
Hoạt động của các vi sinh vật và tuần hoàn sinh dưỡng tích cực hơn
Tăng khả năng chống chịu với xói mòn (do gió và nước)
►►► Xem thêm: Vai trò của axit humic trong sự phát triển của cây trồng
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bút ma thuật có chứa hóa chất độc hại?
Những cửa hàng lưu niệm gần các trường cấp 2, cấp 3 trên địa bàn Hà Nội thời gian gần đây xuất hiện rất nhiều món hàng “độc” như: chiếc
Xem thêm
Bắt giữ đường dây ‘ngầm’ chuyển những loại hóa chất độc Trung Quốc vào Việt Nam
Dù không phát hiện ra những vụ nhập lậu với số lượng lớn nhưng các đối tượng buôn bán nhỏ lẻ hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) khá nhiều.
Xem thêm
Lượng oxi trong khí quyển đang giảm dần
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ công bố, khí oxy trong khí quyển Trái Đất đang dần biến mất mà nguyên nhân gây ra hiện tượng
Xem thêm
Cách phân biệt giá đỗ sạch và giá đỗ ủ hóa chất nguy hiểm
Giá đỗ là loại thực phẩm thông dụng trong bữa ăn của gia đình Việt bởi chúng không chỉ ngon miệng mà còn bổ dưỡng, thanh nhiệt. Tuy nhiên, đó
Xem thêm