• Một số lưu ý trong việc bón phân cho lúa Hè Thu

    Bón phân cho lúa vụ hè thu cần lưu ý những gì?

              Trên tổng thể, nhu cầu phân bón, nhất là phân đạm cho lúa HT thấp hơn vụ Đông Xuân (ĐX). Thông thường để đạt năng suất từ 6,5 tấn/ha trở lên, lúa ĐX chỉ cần bón 90 – 100 kg N/ha (tương đương khoảng 195 – 215 kg urea) thì lúa HT chỉ cần bón 75 – 85 kg N/ha (tương đương khoảng 165 – 185 kg urea). Cần phải cảnh giác với việc bón dư phân đạm vì sẽ làm cho cây mềm yếu, dễ bị đổ ngã.
              Vụ Hè Thu (HT) có những đặc trưng như: Phải xuống giống trong điều kiện nắng nóng xen kẽ với những cơn mưa đầu mùa nên rất dễ bị xì phèn; không có đủ thời gian để phơi đất, cày ải nên đất dễ bị nhiễm độc hữu cơ; nắng nóng và những cơn mưa dông nên dễ thất thoát phân bón. Trong tình hình hiện nay, các biện pháp canh tác nhằm tăng năng suất, giảm hao hụt, chống đổ ngã có ý nghĩa quan trọng.
              Đối với phân kali có thể giữ nguyên như lượng bón cho lúa ĐX (40 – 45 kg K2O, tương đương 65 – 75 kg KCl). Trên chân đất phèn nặng như khu Đông huyện Tuy Phước, Phù Cát… cần phải bón thêm vôi với liều lượng khoảng 200 – 300 kg/ha.
             Cần bón nhiều phân lân hơn: Với lúa ĐX chỉ cần bón 35 – 40 kg P2O5/ha (tương đương khoảng 215 – 250 kg lân supe) nhưng với lúa HT phải bón nhiều lân hơn bởi đất dễ bị xì phèn khiến cho một lượng lân không nhỏ khi gặp các cation Al và Fe sẽ bị biến thành dạng khó tiêu.  Lượng khuyến cáo là 40 – 50 kg P2O5/ha (tương đương khoảng 250 – 315 kg lân supe), thậm chí trên đất phèn nặng phải bón tới 60 kg P2O5/ha (tương đương khoảng 375 kg lân supe).
              Với lúa ngắn, trung ngày nói chung, kỹ thuật bón phân đợt 3 rất quan trọng và càng quan trọng hơn ở vụ HT. Trên lý thuyết, bón phân đợt 3 vào thời điểm 40 – 45 ngày sau sạ, nhưng để đạt hiệu quả cao thì thời điểm bón phân đợt 3 phải hội tụ được 3 yếu tố, ngoài yếu tố về số ngày sau sạ (40 – 45 ngày) còn kết hợp với 2 yếu tố khác: Chỉ bón khi lúa đã có phân hóa đòng (bóc cây lúa ra khi thấy đòng lúa nhú khoảng 1 – 3 mm) và khi lúa đã ngả màu vàng tranh. Nếu lúa đã hội đủ 2 điều kiện về thời gian và phân hóa đòng nhưng vẫn chưa ngả màu vàng tranh thì có thể hoãn thời điểm bón từ 3 – 5 ngày. Nếu sử dụng phân đơn bón đúng thời điểm với 3 điều kiện như ở trên, dùng 2,5 kg urea + 2,5 kg KCl/500 m2; Nếu màu lá có màu xanh lợt chỉ nên sử dụng 1,5-2 kg urea + 2,5 kg KCl/500 m2; Nếu màu lá vẫn xanh tốt (hoặc ở trong rợp) chỉ cần bón 2,5 kg KCl/500 m2. Tuy nhiên khi giảm, hoặc không sử dụng phân đạm thì cần xem mã lúa để có thể bón thêm 1 kg urea/500 m2 khi lúa bắt đầu ngậm sữa.
    ►►► Xem thêm: “Vai trò của phân sinh học amino acid với đất và cây trồng”.

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Sử dụng phân bón an toàn và khoa học khi trồng rau sạch tại nhà

    Rau là nguồn thực phẩm phổ biến cung cấp chất dinh dưỡng hàng ngày cho con người. Vì vậy để đảm bảo rau sạch và an toàn cho sức khỏe, thì  việc lựa

    Xem thêm

    Trung tâm kinh doanh hóa chất sẽ được xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh

      Ông Nguyễn Ngọc Hòa – Phó giám đốc Sở Công thương báo cáo, TP hiện có khoảng 638 cơ sở sản xuất kinh doanh hóa chất, trong đó hóa

    Xem thêm

    Nồi nước lẩu làm từ hóa chất độc hại đến mức nào?

    Vì mục đích lợi nhuận nên hiện nay tại rất nhiều quán ăn, nhà hàng bình dân đã ngang nhiên sử dụng những gia vị, hóa chất làm tăng hương

    Xem thêm

    Nghiên cứu độ pH của đất, cách khử chua cho đất

    Độ pH phản ánh đất chua (acid) hay kiềm. Tính kiềm hay acid của dung dịch được xác định bởi nồng độ ion hydrogen” [H+]. Theo khoa học, thuật ngữ

    Xem thêm