Molybdenum_Yếu tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng
Từ năm 1930 người ta đã tìm thấy vai trò của molybden đối với cây họ đậu và vi sinh vật sống tự do. Mo có vai trò quan trọng đối với nhiều quá trình sinh lý sinh hóa trong cây: quá trình dinh dưỡng (sự hút dinh dưỡng, cố định đạm và khử nitrat) quá trình hô hấp (sự oxy hóa – khử) quá trình quang hợp (sự hoạt hóa diệp lục và sự khở CO2). Sự chuyển hóa gluxit, sự tạo các bộ phận mới, tạo thân, tạo rễ và ảnh hưởng đến tính chống chịu).
* Ảnh hưởng của Mo đến quá trình sinh lý sinh hóa cây trồng.
Hiệu quả của Mo được nhận thấy ở nhiều loại cây trước hết là cây họ đậu, các loại cây họ thập tự (bắp cải, súp lơ), các loại cây họ bầu bí (dưa bở, dưa chuột, bầu bí), các loại rau như cà chua, khoai tây, cây lấy dầu: lạc, đậu tương, hướng dương và các cây cố định đạm khí trời: tảo, bèo dâu.
Mo là yếu tố vi lượng duy nhất thường xảy ra hiện tượng thiếu đối với môi trường đất chua.
* Mo trong đất:
Lượng Mỡ trong đất rất thấp, thông thường vào khoảng 2pmm, thường ở thế anion hóa trị 4,5,6 hoặc ở thể cation với các hóa trị 2,3. Mo là yếu tố vi lượng duy nhất thường xảy ra hiện tượng thiếu trong điều kiện chua. Trong điều kiện chua các ion molipdat (Mo4) bị kéo đất hấp thụ. Người ta còn giải thích hiện tượng Mo chuyển thành nhôm, titan hòa tan nhiều và trong điều kiện chua các oxyt Mo2O5 và MoO2, chuyển rất chậm thành MoO3 và thành muối molipdat.
Khi bón nhiều lân, cây trồng hút được nhiều Mo hơn. Ngược lại, bón nhiều các muối sunfat thì cây hút ít Mo hơn. Điều này có thể do hai ion SO42- và MoO42- có cùng kích thước và điện tích và cũng có thể do bón gốc sunfat làm cho đất chua thêm.
Khi thiếu Mo lá cây họ đậu bị chuyển sang màu vàng lục, thân và lá màu tím, nốt sần nhỏ. Các cây họ khác lá cũng ngả màu vàng, phiến lá hẹp lại và uốn cong như bị sâu cuốn lá và khô dần.
Khoáng vật dùng để sản xuất Mo là Molipdenit MoS2 và các molipdat canxi, chì. Các loại quặng tự nhiên có hàm lượng Mo không cao 0,1-1,0%. Các chất thải công nghiệp như chất thải trong công nghiệp sản xuất đèn điện cũng có thể sử dụng nguyên liệu có Mo.
Các muối này thường được trộn với phân lân tạo thành phân lân có chứa Mo hoặc trộn với phân phức NPK.
1. Natri molybdat (Na2MoO4.2H2O).
– Dạng tinh thể màu trắng.
– Có chứa 39 – 46% Mo.
2. Molybden (IV) oxit (MoO3)
– Có chứa 39 – 46% Mo.
– Bột màu vàng
3. Amon molybdat (NH4)6Mo7O24・4 H2O.
Đây là thành phần chủ yếu để dùng bổ sung Mo trong nguyên liệu phân bón. Người ta thường dùng muối có chứa Mo để bón vào đất bằng cách trộn cùng với bón các loại phân khác,hoặc phân chuồng, sô số lượng bón 100-200g/ha. Trên thị ttrường thường dùng supe lân chứa 0.2% Mo.
4. Khoán g vật:
Khoáng vật dùng để sản xuất Mo là molybdenit MoS2 và các molybdat canxi, chì.
5. Các chất thải công nghiệp:
Chất thải sản xuất đèn điện cũng có thể sử dụng làm ngyên liệu chứa Mo.
Đối với cây trồng, Mo là yếu tố ảnh hưởng tốt đến nhiều quá trình sinh lý hóa của cây và ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất nông sản. Trong điều kiện kiềm và đất có nhiều Mo thì cây cũng có thể bị ngộ độc do thừa Mo.
Đối với động vật, Mo tuy cũng cần cho hoạt động của một số men, nhưng ít khi nhận thấy sự thiếu Mo đối với động vật vì lượng Mo trong cây có thể là đủ cho động vật. Trái lại người ta thường gặp hiện tượng gây độc do trong thực vật có nhiều Mo. Khi trong cỏ có chứa quá 5ppm trong 1 kg chất khô và thiếu Cu thì gia súc có thể bị độc thể hiện ở sự biến dạng xương và chậm lớn thường có tên là bệnh thiếu Cu do thừa Mo. Bệnh này thường được chữa bằng cách cho uống đồng sunfat, tiêm dung dịch đồng glucerinat và bón đồng sunfat vào đất. Cũng giống như Bo, trong khi phân có chứa lượng Mo cao > 0,001% tan trong nước, quy chế thương mại đòi hỏi phải ghi thận trọng khi sử dụng.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thủ tướng đưa ra giải pháp cấp bách quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp
Để tạo được bước chuyển biến tích cực trong công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp hiện nay, Thủ tướng Chính phủ vừa ra Chỉ thị số
Xem thêmPhân bón ‘công nghệ cuốc xẻng’ tràn lan trên thị trường
Phân giả, kém chất lượng xuất hiện tràn lan Trao đổi với phóng viên, Ông Hoàng Trung (Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cho biết: Hiện
Xem thêmHướng dẫn bà con bón đạm, lân, kali cho cây trồng
Đạm, lân, kali là 3 nguyên tố dinh dưỡng cần thiết nhất với mọi cây trồng. Chúng là nguồn phân bón đa lượng giúp cây trồng tăng năng suất, chất
Xem thêmTính chất sinh lý của cytokinin
Tính chất sinh lý của cytokinin Tính chất đặc trưng của xytokinin là kích thích sự phân chia tế bào mạnh mẽ. Vì vậy người ta xem chúng như là
Xem thêm