Loại hóa chất thần kỳ làm giá đỗ chỉ cần 48h
Hiện nay, tình trạng dùng chất kích thích, chất phụ gia không trong danh mục cho phép để sản xuất thức ăn tràn lan, nó đang hàng ngày đe dọa sức khỏe người tiêu dùng. Gần đây, cơ quan chức năng về vệ sinh an toàn thực phẩm đã phát hiện nhiều cơ sở dùng hóa chất kích thích giá đỗ mọc “siêu tốc” để tung ra thị trường.
Sáng 17.5, Chi cục Quản lý thị trường Bình Dương cùng Chi cục Bảo vệ thực vật đã kiểm tra cơ sở sản xuất giá đỗ của bà Phượng (42 tuổi) ở khu phố Thạnh Bình (P.An Thạnh, TX.Thuận An) phát hiện trên 1 tấn giá đỗ được làm từ hóa chất Trung Quốc.
Tại thời điểm kiểm tra, trong cơ sở của bà Phương có 1.800 ống hóa chất màu trắng, dạng lỏng và hơn 20 vỏ ống đã được sử dụng.
Theo bà Phượng khai, cứ khoảng 20 thùng thì lấy 5 ống hóa chất pha với nước rồi tưới vào thùng chứa đỗ chỉ sau khoảng 48 giờ giá mọc lên đầy thùng với trọng lượng khoảng 15kg/thùng.
Hacheco.vn xin cung cấp một số thông loại hóa chất “thần kỳ” này…
Hóa chất làm giá đỗ siêu tốc Benzylaminopurine
Có ba loại chất kích thích sự tăng trưởng và các chức năng khác của thực vật là: auxin, cytokinin và giberelin.
Chất 6-Benzylaminopurine (BAP) là loại chất kích thích sự tăng trưởng tế bào (cytokinin). Benzylaminopurine kết tinh thành tinh thể hình kim, không màu, không tan trong các dung môi hữu cơ thông thường, tan trong dimethylfornamide, dimethyl sulfoxide và dung dịch nước vôi (Na2CO3).
Trên thực vật, benzylaminopurine có ba tác dụng:
– kích thích cây phát triển, ra nhánh, đâm chồi
– tăng cường ra hoa và làm trái cây to hơn nhờ kích thích phân chia tế bào
– Tăng đề kháng với bệnh, hạn hán, lạnh, hoặc nồng độ muối cao và
Do benzylaminopurine có khả năng ức chế enzyme kinase hô hấp ở thực vật nên sau thu hoạch sản phẩm vẫn giữ được màu sắc và tươi xanh lâu hơn.
Benzylaminopurine rất độc
Khảo sát trên động vật cho thấy, 6-benzylaminopurine gây độc tính cấp khi ăn vào lượng lớn có thể gây tử vong; còn nếu hít hay tiếp xúc qua da có thể gây xảy thai, dị tật bẩm sinh…
Trên cơ thể con người, nếu bị 6-benzylaminopurine tiếp xúc với mắt sẽ gây viêm kết mạc; tiêsp xúc da gây viêm da, làm nặng thêm bệnh lý da; nếu hít gây tổn thương phổi, viêm phổi, làm nặng thêm các bệnh phổi mãn tính như viêm phế quản mãn tính, COPD, xơ phổi….
Do đó, việc sử dụng Benzylaminopurine làm phụ gia sản xuất thức ăn rất nguy hiểm. Khi ngâm trực tiếp với giá đỗ, dung dịch chất tăng trưởng 6-benzylaminopurine sẽ thẩm thấu sâu vào trong thân của cọng giá. Vì chất 6-benzylaminopurine chỉ tan tốt trong dung dịch kiềm, kém tan trong nước có pH trung tính hay axit, nên dù có rửa nhiều lần với nước cũng không thể tẩy sạch được benzylaminopurine này nên dư lượng hóa chất tồn dư rất cao và ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Axit humic – Thành phần thiết yếu của đất nông nghiệp
Axit humic được phát hiện bởi nhà khoa học người Đức Karl Franz Achard (1753-1821) và ngay sau đó nó được đánh giá là một trong những thành phần thiết
Xem thêmHoa quả tươi lâu nhờ… loại hóa chất chỉ với 25.000 đồng
Để hoa quả tươi lâu trong khoảng thời gian dài không lo thối hỏng là do người trồng, người bán đã sử dụng một loại hóa chất với giá rẻ
Xem thêmNguy cơ thủng ruột, phá nát gan vì ăn măng tẩm hóa chất
Bác sĩ Nguyễn Xuân Mai, nguyên Viện phó Viện Vệ sinh y tế cộng đồng TPHCM khẳng định: ngâm tẩy trắng măng, làm đẹp măng bằng chất tẩy trắng
Xem thêmMolybdenum_Yếu tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng
Từ năm 1930 người ta đã tìm thấy vai trò của molybden đối với cây họ đậu và vi sinh vật sống tự do. Mo có vai trò quan trọng
Xem thêm