• Kỹ thuật trồng và chăm sóc ớt giúp người nông dân làm giàu hiệu quả

    Thời gian gần đây, ớt cay được coi là sản phẩm có giá trị kinh tế lớn. Trồng ớt trở thành mô hình làm giàu được nhiều địa phương áp dụng bởi số vốn ít, tính rủi ro thấp và giá trị cao. Kỹ thuật trồng ớt như nào để đạt hiệu quả tối ưu là điều mà nhiều bà con quan tâm.

    Làm giàu nhờ trồng ớt

    Ngoài việc dùng làm gia vị, ớt còn được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp chế biến và dược liệu.
    Nhờ vậy những năm gần đây, trồng ớt trở thành phương pháp làm giàu được áp dụng tại nhiều vùng miền mang lại kết quả khả quan.
    Theo các chuyên gia tư vấn nông nghiệp, kỹ thuật trồng ớt không quá phức tạp, tuy nhiên do đặc tính của ớt mẫn cảm với sâu bệnh, do đó công tác chăm sóc ớt cần được chú trọng để hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
    Dưới đây là những tư vấn của chuyên gia nông nghiệp về kỹ thuật trồng và chăm sóc ớt để cây khỏe mạnh, năng suất lớn, chất lượng cao.
    Chào tất cả mọi người!

    Làm đất

    Khi làm đất trồng ớt, cần lên luống cao vì ớt là loại cây chịu úng nước kém. Các chỉ số cần lưu ý khi lên luống trồng ớt gồm:
    –         Chiều cao luống từ 20 – 30cm.
    –         Chiều rộng luống từ 1 – 1,2m thành hàng đôi.
    –         Chiều rộng các rãnh từ 30 – 40 cm.
    –         Khoảng cách giữa các cây từ 40 – 45cm.
    –         Khoảng cách giữa các hàng khoảng 60cm.

    Kỹ thuật bón phân và tưới nhử

    Bón lót
    Bón lót: Cứ 500m2 thì bón lót khoảng 7 -8 tạ phân chuồng, 4 – 6kg phân NPK Hữu Nghị 15.15.15 + TE và 15 – 20kg vôi bột. Để hạn chế sâu bệnh, cỏ dại, nên dùng nilon phủ lên các luống ớt.
    Tưới nhử: Tiến hành tưới nhử cho ớt sau khi trồng 5-7 ngày, khi rẽ bắt đầu bén. Thực hiện tưới nhử cho cây theo công thức: Pha 20 lít nước cùng 30 – 50gr NPK cao cấp Hữu nghị 15.15.15 + TE, tưới đều các gốc cây.
    Bón thúc
    Bón thúc là công đoạn quan trọng trong kỹ thuật trồng cây ớt. Bón thúc tiến hành sau 20 – 25 ngày khi cây đã phân cành.
    Bón thúc lần 1: Dùng 8 – 10kg NPK 15.15.15 + TE cho 500m2.
    Bón thúc lần 2: Thực hiện khi hoa bắt đầu nở và có quả non. Bón 8 – 10kg NPK 15.15.15 + TE cho 500m2. Kết hợp làm cỏ và xới gốc khi bón phân.
    Tưới thúc lần 3 và lần 4 : Khi quả bắt đầu thu hoạch và đúng vụ thu hoạch. Thực hiện tưới 8 – 10kg NPK 15.15.15 + TE trên 500m2. Cách tưới: Dùng 10 – 2 lít nước cho 40 -50gr phân, tưới đều quanh gốc cây.

    Kỹ thuật chăm sóc ớt

    Để vườn ớt đạt năng suất cao nhất, bà con cần chú ý đến những kỹ thuật chăm sóc ớt sau đây:
    Tưới rãnh nước thường xuyên cho ớt nếu điều kiện thời tiết nông vụ khô hạn.
    Cần tỉa bỏ cành, lá ở dưới vị trí phân cành đầu tiên để cho cây thông thoáng trong quá trình phân cành.
    Để bảo vệ ớt không bị gãy, đổ, phòng ngừa sâu bệnh, nên thực hiện làm giàn đóng cọc cho cây.
    Thường xuyên kiểm tra để phát hiện sâu bệnh, loại bỏ lá bị sâu…để cây được sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.

    Lưu ý khi thu hoạch

    Bà con nên bắt đầu thu hoạch khi ớt chuyển màu thay vì để ớt già, chuyển màu đỏ mới tiến hành thu hoạch.
    Khi thu hoạch ớt, nên ngắt cả cuống của trái ớt, không để nhánh bị gãy.
    Thời điểm thu hoạch thích hợp của ớt cay là 35 đến 40 ngày sau khi ớt ra hoa.
    Cách 1 – 2 ngày tiến hành thu hoạch ớt 1 lần.
    Nếu được chăm sóc tốt, ớt có thể ra quả thành nhiều đợt, năng suất mỗi đợt ước tính đạt trung bình 25 – 35 tấn/ha.
    Trên đây là những kỹ thuật trồng ớt và chăm sóc ớt hiệu quả mà bà con có thể áp dụng để phát triển kinh tế gia đình bằng loại cây nhỏ bé nhưng giàu giá trị này!

     

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Cách nhận diện thịt ôi tẩm hóa chất

    Gần đây, dư luận bắt đầu đưa nhiều thông tin về thực phẩm bẩn bị tẩm ướp nước tẩy rửa bồn cầu, hóa chất ướp xác… khiến cho người tiêu dùng hoang

    Xem thêm

    Sử dụng phân bón như thế nào cho hợp lý, hiệu quả

    Phân bón, hóa chất nông nghiệp chiếm tới 50% chi phí sản xuất nông nghiệp, nếu biết sửu dụng tiết kiệm hợp lý sẽ mang lại hiệu quả kinh tế

    Xem thêm

    Biến đổi dinh dưỡng N và tính đặc thù của dinh dưỡng P trong đất

    I. Sự biến đổi của dinh dưỡng N Khi bón phân đạm vào đất thực vật chỉ hấp thụ được 40-50% lượng bón, lượng còn lại bị nước mưa, nước tưới

    Xem thêm

    Tìm hiểu về các loại nguyên liệu cung cấp đạm (Nitơ) – Phần 2: dạng Nitrat

    Phân chứa gốc nitrat được sử dụng rất sớm trên thị trường thế giới bao gồm natri nitrat, canxi-magie nitrat, kali nitrat và amon nitrat. Các loại phân nitrat hòa tan

    Xem thêm