• Hội chứng hoa Tulip, nhìn sang giá những giỏ lan tiền tỉ ở Việt Nam

    Hội chứng hoa tulip

    Hội chứng hoa Tulip, nhìn sang giá những giỏ lan tiền tỉ ở Việt Nam

    Một bông hoa tulip, còn gọi là “Phó Vương”, trong một mục lục tại Hà Lan năm 1637. Củ của nó có giá từ 3000 tới 4200 florin tùy vào kích cỡ. Một thợ thủ công lành nghề khi ấy kiếm được khoảng 300 florin mỗi năm.

    Hội chứng hoa tulip, hay là bong bóng Uất kim hương (tên tiếng Hà Lan còn có: tulpenmanie, tulpomanie, tulpenwoede, tulpengekte và bollengekte) là một giai đoạn trong Thời kỳ hoàng kim của Hà Lan, giá thỏa thuận của một củ tulip (uất kim hương) khi ấy mới xuất hiện tăng vọt tới mức bất thường rồi đột ngột sụp đổ. Khi cơn sốt hoa tulip lên tới đỉnh điểm vào tháng 2 năm 1637, một số củ tulip được bán với giá gấp hơn 10 lần thu nhập hàng năm của một thợ thủ công lành nghề. Đây nhìn chung được coi là bong bóng đầu cơ đầu tiên được ghi lại trong lịch sử (hay là bong bóng kinh tế), mặc dù một số nhà nghiên cứu lưu ý rằng Kipper- und Wipperzeit trong giai đoạn 1619-22, một chuỗi các vụ phá giá đồng tiền kim loại tại châu Âu để lấy chiến phí cũng có những đặc điểm tương tự với một bong bóng. Thuật ngữ “Hội chứng hoa tulip” nay được dùng như một ẩn dụng để chỉ bất kỳ một bong bóng kinh tế lớn nào (khi giá tài sản tách rời giá trị nội tại)

    Sự kiện này trở nên nổi tiếng sau cuốn sách “Những ảo giác nổi tiếng và sự điên loạn của đám đông” xuất bản năm 1841 của nhà báo Anh Charles Mackay. Theo Mackay, đã có lúc người ta sẵn sàng trả 5 ha đất để có một củ tulip loại Semper Augustus. Mackay cho rằng những nhà đầu tư như thế phá sản khi giá giảm và thương mại Hà Lan phải chịu một cú sốc nặng nề. Mặc dù cuốn sách của Mackay ngày nay vẫn được in lại rộng rãi, nhưng ghi chép của ông còn gây nhiều tranh cãi. Nhiều học giả hiện đại tin rằng cơn sốt này không bất thường như những gì Mackay miêu tả, một số thậm chí còn cho rằng biến động về giá thậm chí còn chưa tới mức của một bong bóng.

    Lịch sử hoa tulip tại Hà Lan

    Hội chứng hoa Tulip, nhìn sang giá những giỏ lan tiền tỉ ở Việt Nam

    Tranh phóng dụ về cơn sốt hoa tulip của Hendrik Gerritsz Pot, khoảng năm 1640. Xe của nữ thần hoa Flora lăn bánh nhờ sức gió, trên xe còn có một kẻ nghiện rượu, người đổi tiền và một phụ nữ hai mặt. Theo sau họ là những người thợ dệt phóng đãng khu Haarlem. Tất cả đang đi trên con đường tới biển cả diệt vong.

    Hội chứng hoa Tulip, nhìn sang giá những giỏ lan tiền tỉ ở Việt Nam

    Persiflage auf die Tulpomanie (Châm biếm về cơn sốt uất kim hương), tranh vẽ của họa sĩ Hà Lan Jan Breughel (II) vào khoảng năm 1640

    Hoa tulip được đưa từ Đế quốc Ottoman vào châu Âu vào giữa thế kỷ XVI và rất được ưa chuộng tại Các tỉnh thống nhất. Việc trồng hoa tulip tại Các tỉnh thống nhất nhìn chung được cho là đã bắt đầu từ khoảng năm 1593 khi nhà thực vật học người Flander Charles de l’Écluse được bổ nhiệm vào một vị trí tại trường Đại học Leiden và xây dựng nên vườn thực vật hortus academicus. Ở đây, ông trồng bộ sưu tập củ tulip của mình do Đại sứ của Hoàng đế Ferdinand I (Đế quốc La Mã Thần thánh) tại Thổ Nhĩ Kỳ, ông Ogier de Busbecq. Loại cây này có thể chịu đựng được điều kiện khắc nghiệt của Vùng đất thấp, và ngay sau đó trở nên rất được ưa chuộng.

    Loại hoa này nhanh chóng trở thành một xa xỉ phẩm, một biểu tượng cho địa vị. Chúng được phân thành các nhóm; tulip đơn sắc như đỏ, vàng hay trắng được gọi là Couleren, ngoài ra còn có các loại Rosen (đỏ hoặc hồng trên nền trắng) và Violetten (tím hoặc hoa cà trên nền trắng) và ít gặp hơn và được ưa chuộng nhất là Bizarden (đỏ, nâu hay tím trên nền vàng). Những củ tulip kỳ lạ và rất được săn đón này sẽ cho ra những bông hoa có màu sắc sặc sỡ với sọc và ánh hồng trên cánh hoa. Ngày nay người ta biết rằng loại hoa này đã bị nhiễm một loại virus riêng của hoa tulip còn gọi là “virus ăn hoa tulip”, một loại virus khảm.

    Đỉnh cao đầu cơ hoa tulip

    Hội chứng hoa Tulip, nhìn sang giá những giỏ lan tiền tỉ ở Việt Nam

    Hình vẽ phụ lục số 10 của Emanuel Sweerts trong sách Florilegium (1647), cuốn sách dựa trên doanh số bán hàng của ông và catalog đặt hàng

    Mùa thu năm 1636, thời điểm mà điều thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư tại Hà Lan không phải là chỉ số chứng khoán Dow hay Nasdaq mà chính là giá của những bông hoa tulip. Loài hoa này đã làm say mê của những nhà làm vườn và lượng cầu về hoa tulip đã vượt hơn hẳn lượng cung.

    Hà Lan vừa mới phục hồi sau cơn khủng hoảng kinh tế và người nông dân nơi đây đã có tiền để mạnh tay tiêu pha. Việc mua bán củ hoa tulip trở thành cách đầu cơ điên cuồng vì họ tin là giá loại “cổ phiếu” này sẽ tăng lên trong tương lai. Có những tuần giá có thể tăng gấp đôi. Doanh nhân, thợ nề, mục sư và cả luật sư đều trở thành những thương nhân đổ mạnh dòng vốn ra thị trường.

    Giá cả tăng nhanh đến chóng mặt. Cho đến đỉnh điểm, một số củ tulip hiếm nhất được bán với giá tương đương 100.000 USD ngày nay. Một người yêu hoa tulip và muốn đầu cơ nó, bỏ ra 3000 guđơ (tiền Hà Lan) không phải là quá đắt để sở hữu một củ tulip có giá trị. Năm 1637, một nhà văn đã chỉ ra rằng lượng tiền để mua củ tulip có thể mua được những thứ sau:

    • tám con lợn
    • bốn con bò
    • 12 con cừu
    • 24 tấn lúa mì
    • một con tàu
    • 1 chiếc giường ngủ
    • 48 tấn lúa mạch đen
    • 2 thùng rượu lớn (loại 240 lít)
    • 4 thùng bia
    • 2 tấn bơ
    • 453 kg phomat
    • 1 tách bạc

    Bong bóng hoa tulip tan vỡ

    Hội chứng hoa Tulip, nhìn sang giá những giỏ lan tiền tỉ ở Việt Nam

    Sự tuột giá của tulip

    Sau khoảng một thời gian tăng giá chóng mặt, đến tháng 2 năm 1637 giá đột nhiên rơi xuống mức không ngờ. Các nhà buôn hoảng hốt khi giá của củ tulip giảm xuống chỉ còn 1% so với trước và đôi khi còn giảm hơn. Lợi nhuận ảo trên giấy tờ bị xoá sạch. Tulipomania (hội chứng hoa tulip) đã kết thức nhanh chóng giống hệt như là lúc nó bắt đầu.

    Hội chứng hoa lan?

    Những năm gần đây, Việt Nam cũng đang xôn xao về những giỏ lan hàng tỉ đồng, thậm chí là hàng chục tỉ đồng. Thật khó để có thể định giá được cái đẹp, cái quý, nhưng liệu chăng giá trị của những giỏ lan đó đã xa rời với giá trị nội tại của nó? Có những cây lan khi mua về chỉ có giá 300.000đ, nhưng sau đó bán lại thì giá lên tận 6 tỷ 800 triệu. Và còn nhiều câu chuyện ly kỳ khác đằng sau giá của những giỏ lan. Phải chăng sau nhiều thế kỷ chúng ta có thể thấy lại hiện tượng tương tự hội chứng hoa Tulip ở ngay tại Việt Nam.

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    12 hóa chất độc hại thường thấy trong mỹ phẩm

      Hầu hết chị em ai cũng có nhu cầu làm đẹp, và mỹ phẩm là trợ thủ đắc lực không thể thiếu cho quá trình làm đẹp đó. Tuy

    Xem thêm

    Vô vàn mối nguy hại trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân

    Kết quả phân tích hóa học các sản phẩm chăm sóc cá nhân thông dụng như dầu gội đầu, sữa tắm, kem đánh răng… cho thấy một số sản phẩm

    Xem thêm

    Vai trò của Kali với chất lượng nông sản

    Trong sản xuất nông nghiệp Kali thường được sử dụng trong phân bón ở hai dạng: Kali Clorua (thường gọi là kali đỏ), kali sulfat (thường gọi là Kali trắng)

    Xem thêm

    Canxi -Yếu tố trung lượng thiết cho cây trồng

    Canxi là kim loại màu xám bạc, mềm được điều chế bằng phương pháp điện phân từ fluorua canxi. Nó cháy với ngọn lửa vàng – đỏ và tạo thành

    Xem thêm