• GIẢI PHÁP TỐI ƯU TẠO HẠT AH1 TRONG SẢN XUẤT NPK SỬ DỤNG MAP 10-50

    Trong quá trình sản xuất phân bón NPK, nhà sản xuất thường xuyên đối mặt những vấn đề sau: Sản phẩm không ổn định về độ phân rã, hình thức sản phẩm không đẹp hoặc màu sắc không đều, xỉn màu do nguyên liệu đầu vào không ổn định, độ chảy thấp; Độ ẩm sản phẩm không ổn định dẫn tới đóng cục, kết khối trong quá trình lưu kho. Phản ứng giữa các nguyên liệu xảy ra chưa tối ưu dẫn tới sản phẩm bị muối hóa bề mặt, chi phí sản xuất cao.

    Đặc biệt, việc sử dụng nguyên liệu MAP 10-50 với đặc điểm độ kết dính không cao mang đến một số bất cập sau:
    – Phải sử dụng nhiều nguyên liệu tăng độ kết dính như Ure, Cao lanh, Séc dẫn đến hỗn hợp nguyên liệu đầu vào có độ ẩm cao gây khó khăn trong việc kiểm soát độ ẩm thành phẩm
    – Nhiệt độ sau tạo hạt thấp dẫn đến khi vào máy sấy thường bị sấy cục bộ nên sản phẩm không ổn định về độ ẩm, hình thức hạt không ổn định hay bị méo hoặc to, cũng như độ phân rã hạt khó thể kiểm soát.
    – Tỷ lệ tạo hạt thấp có nhiều bột bám dẫn đến năng suất thấp, tiêu tốn nhiều năng lượng trong sản xuất và sản phẩm không thể sàng hết bột

    Phụ gia AH1 tạo phản ứng với MAP 10-50 tăng độ kết dính tự nhiên

    Sau quá trình nghiên cứu và thực nghiệm, chúng tôi đã đưa ra giải pháp phụ gia tạo hạt trong điều kiện thiết bị và nguyên liệu hiện có, dựa trên nguyên lý phụ gia có khả năng phản ứng với MAP để tạo ra độ kết dính vốn có và hạn chế được lượng chất phụ gia như Cao lanh và Sẽ cần đưa vào. Phụ gia có tên gọi là AH1

     Nguyên lý: Sử dụng AH1 theo nguyên lý của phản ứng sau:
    AH1 + NH4H2PO4 = (NH4)2HPO4 + CO2 + H2O – Q (Phản ứng thu nhiệt)
    Phản ứng trên dễ dàng xảy ra khi có tác động của hơi ẩm và nhiệt độ (độ chảy của AH1 thấp (41.90C)). Chất mới tạo thành dạng nhầy có độ kết dính cao sẽ tăng mạnh khả năng khả năng tạo hạt dòng nguyên liệu sau tạo hạt và giảm lượng hơi sử dụng. Qua đó tăng năng suất, chất lượng và độ ổn định của sản phẩm lưu kho và sử dụng.
     Lượng sử dụng: tỷ lệ sử dụng MAP/ AH1 là 10/1 (tức là 10% AH1 trên lượng Map sử dụng trong công thức phân)
     Cách sử dụng: Cho 2 nguyên liệu + 1 it nước (lượng nước bằng 1/10 AH1 đưa vào) trộn đều với nhau sau đó trộn với các nguyên liệu khác.
     Hiệu quả:
    – MAP kết hợp AH1 sẽ tăng mạnh độ kết dính của nguyên liệu, độ chảy của SA, Ure và Kali giúp tối ưu phản ứng hoá học của các nguyên liệu trong quá trình sản xuất
    – Ngoài ra khi sử dụng AH1 sẽ làm pH của sản phẩm ổn định ở mức pH 6-7 nâng cao chất lượng phân bón
    – Giảm các phản ứng phụ của quá trình lưu kho. Qua đó giảm mạnh hiện tượng Ure sống, muối hoá, ổn định độ tan và giảm mạnh tỷ lệ đóng cục
    – Tăng năng suất tạo hạt do đó tiết kiệm được năng lượng trong sản xuất
    – Thay thế được việc sử dụng DAP, tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian trong khâu nghiền DAP.

    Một số kết quả thực tiễn khi ứng dụng AH1

    Một số nhà máy sử dụng phương pháp trên áp dụng cho một số sản phẩm NPK 16-16-8, NPK 15-15-15, NPK 15-9-20, NPK 16-10-14, NPK 18-12-14, NPK 18-10-8, đã nhận thấy được các ưu điểm khi ứng dụng AH1 vào trong sản xuất như sau:
    – Sản phẩm tạo hạt có độ chắc hạt hơn
    – Thời gian tạo hạt nhanh hơn, năng suất tăng 15-20% so với công thức đối chứng không sử dụng AH1
    – Khả năng tự chống kết khối cao, giảm hiện tượng đóng cục 50% so với công thức đối chứng.
    – Hình thức sản phẩm đồng đều, tròn đều và không bị bột bám theo
    – Mầu sắc sản phẩm ổn định, giảm mạnh hiện tượng bay mầu sản phẩm
    – Độ phân rã hạt kiểm soát được theo ưu cầu đặt ra
    – pH sản phẩm ổn định và tăng so với không sử dụng là 1 đơn vị
    – Giảm mạnh hiện tượng muối hoá khi lưu kho
    Qua đó việc ứng AH1 trong các sản phẩm NPK sử dụng MAP trên dây chuyền hơi nước bước đầu đã khắc phục được các nhược điểm đang còn tồn tại như đã nêu ở trên. Ngoài ra việc sử dụng AH1 có các ưu điểm trong sử dụng như :
    – Phương thức sản xuất và sử dụng đơn giản, không phụ thuộc vào sự hoạt động của cả dây chuyền, không cần đầu tư hay thay đổi thiết bị trên dây chuyền sản xuất thực tế.

    So sánh giữa phương pháp cũ và mới thì lợi ích đem lại như sau:
    Ví dụ trường hợp của một nhà máy A: So sánh giữa 2 lô sản xuất NPK 16-16-8 không sử dụng AH1 và lô sản xuất NPK 16-16-8 có sử dụng AH1. Thì sản phẩm NPK 16-16-8 sử dụng AH1 với năng suất tạo hạt và hình thức, chất lượng vượt trội đã giải quyết được yêu cầu đề ra.

    Lợi ích kinh tế được xác định như sau:
    Thông số (Trung bình)Không sử dụngSử dụng  AH1Chênh lệch
    Năng suất  (tấn/ giờ)810.52.5
    Than ( kg/tấn)26.519.37.2
    Điện (Kw/tấn)28.618.610
    Phụ gia hỗ trợ tạo hạt (Kg/tấn)12562.562.5
    Thời gian phân rã25 phút12 phút13 phút
    TTNguyên liệu dùngLượng dùng (kg/tấn)Giá thành (đ/kg)Thành tiền (đ/tấn)
    Phương pháp cũThan26.54.600121.900
    Điện28.62.00057.200
    Tổng179.100
    Phương pháp mớiThan19.34.60088.780
    Điện18.62.00037.200
    Tổng125.980
    Tiết kiệm nhiên liệu sản xuất53.120đ/tấn
    Khi giải quyết được vấn đề chống vón cục, độ phân rã, hình thức và ổn định mầu sản phẩm thì chi phí tái chế, thay vỏ bao và làm mềm hay đảo kho sản phẩm đã giảm đáng kể. Giúp tiết kiệm thêm chi phí sản phẩm hàng trăm triệu một năm.
    Với kết quả đã đạt được việc ứng dụng AH1 đã áp dụng triệt để trên các sản phẩm hơi nước có hàm lượng lớn hơn 36% trên toàn bộ 2 dây chuyền sản xuất hơi nước của Nhà máy A.
    Quý khách hàng gặp vấn đề tương tự cần tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi.
    Ks Nguyễn Viết Giang

    SẢN PHẨM LIÊN QUAN

    BỘT CHỐNG VÓN CỤC HISOFT FP18

    Tên quốc tế : Anti-caking powder

    Xuất xứ : Trung Quốc

    Đóng gói : 25kg/ bao

    Thêm

    MAP (10-50) – NH4H2PO4

    Tên quốc tế : Monoamoniium Phosphate

    Xuất xứ : Trung Quốc/ Việt Nam

    Đóng gói : 50kg/ bao

    Thêm

    UREA – (NH2)2CO

    Tên quốc tế : UREA

    Xuất xứ : Trung Quốc/ Indonesia

    Đóng gói : 50kg/bao

    Thêm