Giải mã những chất độc nào có trong thực phẩm chúng ta đang ăn hàng ngày?
Thực phẩm chứa những chất độc hại luôn là mối nguy hại lớn đối với con người trong cuộc sống hàng ngày. Thế nhưng, chúng ta lại không thể nhận biết được đâu là những thực phẩm độc hại nên ảnh hưởng đến sức khỏe rất nhiều. Làm thế nào để nhận biết đâu là những thực phẩm có chứa chất độc hại, hãy cùng tìm hiểu dưới đây?
1. Sử dụng Urea, nitrite, nitrate bảo quản hải sản, rau củ quả
Urea hay còn gọi là phân “lạnh”, là một loại phân hóa học có nhiều chất đạm (nitrogen) nên rất cần thiết cho cây trồng. Thế nhưng, nhiều bà con đã lạm dụng phân bón trong nông nghiệp gây ô nhiễm nặng cho nguồn nước.
Qua quá trình phản ứng trong đất và nước, dư lượng urea sẽ biến thành nitrite và nitrate gây nên hiện tượng Blue baby Syndrome – một bệnh về máu của trẻ sơ sinh.
Hiện nay nhiều người đã lạm dụng Urea để bảo quản thực phẩm hải sản được lâu, là vì người ra phát hiện ra Urea giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn.
Còn nitrite, đã được sử dụng làm cho cây trái, rau đậu được tươi xanh. Hóa chất này là mầm móng của ung thư nhất là ở dạ dày và ruột già.
2. Hàn the (Borax)
Hàn the có tính khử trùng và trừ sâu rầy nhẹ, đặc biệt còn được dùng để khử nước “cứng” (nước chứa nhiều vôi).
Nếu ăn phải thực phẩm có chứa hàn the sẽ gây ra những hiện tượng sau (tùy theo liều lượng hàn the hấp thụ vào người): nhức đầu, cơ thể bải hoải, mạch tim đập nhanh, áp suất máu giảm, có thể bị phong giật và đi đến bất tỉnh.
Nặng hơn có thể dẫn đến trầm cảm; phụ nữ có thể bị hiếm muộn vì hóa chất này sẽ làm giảm thiểu thời kỳ rụng trứng.
3. Nước tương có chứa hóa chất
Hóa chất 3-monochloropropane-1,2-diol, viết tắt là 3-MCPD xuất hiện khi diễn ra quy trình sản xuất nước tương. Phương pháp thủy phân bằng acid chlorhydric (HCl) trên các loại bánh dầu thực vật như đậu nành, đậu xanh, hay trong các mô mỡ động vật… cho ra phế phẩm trên và một số hóa chất tương tự thuộc nhóm chloropropanol.
Hóa chất 3-MCPD khi đi vào cơ thể qua đường thực phẩm sẽ tích tụ trong các mô mỡ và gan. Nếu cơ thể hấp thụ phải liều lượng đó trên cao hơn mức an toàn của cơ thể sẽ gây ra nguy cơ bệnh ung thư.
4. Chì, thủy ngân, arsenic
Ba hóa chất này là 3 kim loại độc hại có mặt trong nguồn nước qua nguồn phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật. Nếu tiếp xúc phải những chất nảy cũng sẽ có nguy cơ ung thư rất lớn.
5. Các phẩm màu trong thực phẩm
Có hai loại màu: màu tổng hợp và màu thiên nhiên.
Màu thiên nhiên được trích từ các mô của cây cỏ. Còn màu tổng hợp thường tan trong nước và ổn định hơn. Lợi điểm của màu tổng hợp là màu rất bền không bị tác dụng do thời gian, nhiệt độ hay ánh sáng. Các nhà sản xuất thực phẩm rất thích dùng loại màu tổng hợp hơn. Mặc dù không có giá trị về dinh dưỡng nhưng lại hết sức quan trọng để tạo nên màu sắc tươi tắn, tăng tính hấp dẫn cho thực phẩm. Phẩm màu được sử dụng phổ biến trong nhóm thực phẩm chế biến sẵn như bánh, mứt, kẹo, hạt dưa hoặc các loại thực phẩm bày bán trên lề đường như: thịt quay, thịt nướng… Các màu tổng hợp được dùng để nhuộm đỏ như sudan hay rhodamine là một trong những hóa chất có nguy cơ gây ung thư.
6. Calcium carbide hay khí đá trong trái cấy ép chín
Đây là một hóa chất dễ tiếp nhiễm qua mắt và da, chảy nước mắt và ngứa. Nếu bị tiếp nhiễm qua đường thực quản có thể bị hôn mê và dẫn đến tử vong.
Chất này có thể được dùng để “thúc” trái cây chín, bắt mắt, nhưng phẩm chất của trái cây không còn giữ được như trong tự nhiên nữa như độ ngọt và mùi vị sẽ kém đi.
Hiện nay khí đá đã được thay thế bằng một hóa chất tổng hợp khi pha vào nước sẽ gây phản ứng cho ra khí đá và làm trái cây chín sau vài giờ ngâm trong dung dịch.
7. Hóa chất bảo vệ thực vật
Mọi người dù biết rằng rau, củ, quả xanh là thực phẩm dùng quá nhiều hóa chất bảo vệ thực vật nhưng lại không hề dễ dàng nhận ra. Có hai loại thường dùng nhất là endo sulfan và methamidophos. Methamidophos còn có tên thương mại là monitor. Monitor là một hoá chất bảo vệ thực phẩm gốc phosphor. Đây là một loại thuốc trừ sâu rất độc đối với hệ thần kinh và nội tạng.
Người tiêu dùng thực phẩm có thể bị ngộ độc cấp tình như tức ngực, khó thở, chảy nước mũi, đau đầu, đau bụng, buồn nôn, rối loạn nhịp tim… Khi chất này tích tụ trong cơ thể lâu ngày có nguy cơ gây ngộ độc mạn tính, phá hủy các cơ quan nội tạng và dẫn đến các chứng ung thư.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tìm hiểu về các loại nguyên liệu cung cấp đạm (Nitơ) – Phần 1: dạng Amoni
Căn cứ vào gốc chứa đạm mà phân thành hai loại, loại chứa gốc amon gọi tắt là phân amon và loại chứa gốc nitrat là phân nitrat. Các loại
Xem thêmTìm hiểu về Axit Humic – Humic Acid
Axit Humic là gì? Axit humic hay còn gọi là Acid humic là một thành phần quan trọng của chất hữu cơ trong đất được hình thành do tích tụ và phân
Xem thêm
Các loại hóa chất gây vô sinh thường gặp mỗi ngày
Tình trạng vô sinh ngày càng phổ biến. Các nhà khoa học cho biết có những loại hóa chất dù tiếp xúc với lượng hóa chất với lượng rất nhỏ
Xem thêm
Cách nhận biết nhanh 5 loại rau hay bị phun hóa chất
Hiện nay, việc nhận biết các loại rau an toàn bằng cảm quan hết sức quan trọng. Có thể dễ dàng nhận thấy trên các loại rau nhiễm thuốc trừ
Xem thêm