• Dẹp trừ tận gốc vấn nạn phân bón giả, phân bón kém chất lượng

    Tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng và không rõ nguồn gốc vẫn đang là vấn nạn nguy hiểm đối với bà con nông dân, chiếm tới 50% trên thị trường phân bón. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, đời sống bà con cũng như ngành sản xuất nông nghiệp nói chung. Bởi vậy, cần phải lập lại trật tự thị trường phân bón để phát triển nền nông nghiệp bền vững và uy tín hơn.
    Chào tất cả mọi người!
    Hiện nay, cả nước có khoảng 1.000 đơn vị sản xuất phân bón với đa đạng chủng loại đang được lưu hành trên thị trường. Trong đó, có rất nhiều cơ sở sản xuất phân bón với trang thiết bị và công nghệ nghèo nàn, chỉ sử dụng một số thiết bị đơn giản như máy trộn, thùng khuấy dạng lỏng hoặc chảo quay, ống sấy và sàng phân loại là làm thành sản phẩm mà không có phòng thí nghiệm hay xe trộn bê tông. Các cơ sở sản xuất phân bón này đã khiến người tiêu dùng hoang mang bởi một ma trận hàng ngàn loại phân bón “thật giả lẫn lộn” mà khó có thể phát hiện được. Thế nên, cần phải lặp lại trật tự thị trường phân bón và thắt chặt khâu quản lý.
    Tuy nhiên, việc kiểm định chất lượng phân bón hiện cũng có nhiều bất cập. Lấy mẫu đi kiểm tra một tuần sau mới có kết quả, khi đó thì sản phẩm đã được đưa đi tiêu thụ hết. Có khi kiểm tra mẫu tại nhiều nơi có nhiều kết quả khác nhau, có thể do cán bộ lấy mẫu không có đủ thời gian và kinh nghiệm.
    Hiện nay, trên thị trường các sản phẩm phân bón được nhập từ Trung Quốc đã được các cơ sở sản xuất mạo danh ghi bao bì có xuất xứ Thụy Sĩ, Hà Lan, Bỉ…để sản phẩm dễ tiêu thụ hơn. Thậm chí, người ta còn cả gan đưa tên của “Hiệp hội Phân bón Việt Nam khuyên dùng” lên bao bì để đánh lừa người tiêu, hoặc quảng cáo lên trời “giảm 30-40% lượng phân bón”.
    Theo khảo sát, nhu cầu tiêu thụ phân bón trong nước khoảng 11 triệu tấn phân bón các loại. Trong đó, lượng tiêu thụ phân bón vô cơ chiếm tới 90%, phần còn lại dành cho phân hữu cơ và phân bón khác. Năng lực sản xuất đáp ứng được gần 80% nhu cầu tổng; phân đạm urea cung vượt cầu khoảng 400.000 tấn, phân lân, phân hỗn hợp NPK cơ bản đáp ứng, DAP đáp ứng 65% nhu cầu. Phân kali và SA hiện nay chưa sản xuất được do không có lợi thế về nguyên liệu, phải nhập khẩu hoàn toàn.
    Ông Nguyễn Hồng Phong – TGĐ công ty CP Công Nông Nghiệp Tiến Nông cho biết: “Tôi khẳng định, hiện nay có khoảng 800 công ty sản xuất phân bón các loại nhưng chỉ 1/3 là có năng lực thực sự, còn lại 2/3 sự hiểu biết về phân bón, dinh dưỡng, khoa học cây trồng rất hạn chế. Nhiều đơn vị cứ đi theo các DN lớn để bắt chước, còn bản chất thế nào thì họ không quan tâm, chỉ quan tâm đến hình thức bên ngoài. Đây là một thực trạng rất lớn hiện nay và chúng tôi cũng kiến nghị nhiều lần rồi, nhưng dường như chưa giải quyết được”.
    Chào tất cả mọi người!
    Chính vì vấn nạn phân bón giả đã qua mặt rất nhiều doanh nghiệp lớn và uy tín, khó khăn đối với bà con trong quá trình phân biệt, gây tổn thất cho bà con về kinh tế cũng như tinh thần. Cũng bởi vậy mà bà con không còn tư tưởng muốn gắn bó với đồng ruộng nữa.
    Vì thế, cần phải có sự kết nối và gắn chặt giữa bà con với các doanh nghiệp phân bón có uy tín. Người tiêu dùng cũng cần quan tâm nhiều đến các thương hiệu, bởi lẽ, đối với những doanh nghiệp này, không bao giờ có chuyện người ta đánh đổi thương hiệu để sản xuất phân bón giả, kém chất lượng. Bên cạnh đó nên vào các website để kiểm tra thông tin, biết lựa chọn những sản phẩm tốt!
    Giải pháp của công ty phân bón Tiến Nông là phối hợp với TW Hội Nông dân Việt Nam in logo của Hội Nông dân Việt Nam trên bao bì của Tiến Nông. Cùng với đó, Tiến Nông cũng sẽ dành một nguồn lớn (khoảng 500 tỷ đồng) để đầu tư cho Hội Nông dân Việt Nam trên cả nước. Với cách làm này sẽ giúp doanh nghiệp uy tín và nông dân gắn bó và tin tưởng hơn.
    Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2015 tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng phân bón đạt 793 nghìn tấn, trị giá 280 triệu USD giảm 25,2% về lượng và trị giá so với năm 2014.
    Thị trường xuất khẩu phân bón chủ yếu là các nước thuộc khu vực Đông nam Á, trong đó Campuchia là thị trường lớn nhất, tiếp theo là các thị trường Hàn Quốc, Malaixia, Philipines chiếm tỷ trọng lần lượt khoảng 10%, còn lại là Thái Lan, Lào…
    Năm 2015 tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng phân bón đạt 4,505 triệu tấn, trị giá 1,42 tỷ USD tăng 18,7% về lượng và 14,5% về trị giá so với năm 2014. Trung Quốc là thị trường cung cấp phân bón lớn nhất cho Việt Nam.
     

     

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Vai trò của axit humic với đất và cây trồng

    Trong thành phần nhiều loại phân bón hiện nay, ngoài chất các chất hữu cơ, chất đa – trung – vi lượng còn có axit humic. Vậy axit humic là

    Xem thêm

    Dinh dưỡng vi lượng sắt: khả năng hấp thụ sắt ở thực vật

    Thiếu sắt là một yếu tố hạn chế sự phát triển của thực vật. Sắt tồn tại nhiều trong đất, nhưng hàm lượng sắt có trong cái cây trồng lại rất

    Xem thêm

    Mangan – Yếu tố vi lượng quan trọng ảnh hưởng đến các quá trình sinh lý hóa cây trồng

    Cây trồng hút mangan ở dạng ion mangan hóa trị 2, và dạng phức hợp hữu cơ có chứa Mangan. Cây không sử dụng mangan hóa trị bốn Mn4+. Mangan

    Xem thêm

    Tại sao axit humic có tác dụng duy trì độ phì của đất?

    Các loại đất cát có cấu trúc mở khiến nước, chất dinh dưỡng có thể thoát đi dễ dàng. Vì vậy, các dưỡng chất sẽ trôi vào mạch nước ngầm

    Xem thêm