Công nghệ tái chế kim loại đất hiếm có những tiến bộ vượt bậc
Các nguyên tố kim loại đất hiếm (KLĐH) bao gồm 15 nguyên tố nhóm Lantan cùng với 2 nguyên tố scandi và ytri, chúng là nguyên liệu thiết yếu cho các sản phẩm công nghệ hiện đại ngày nay, từ điện thoại thông minh, xe ôtô điện, xe ôtô lai cho đến tuabin gió. Trung Quốc hiện là nước cung ứng lớn nhất những nguyên tố KLĐH cho thị trường thế giới. ý nghĩa của điều này đối với kinh tế toàn cầu đã được thể hiện khá rõ vào năm 2010, khi Trung Quốc giảm 40% định mức xuất khẩu KLĐH vì những lý do môi trường, khiến cho giá của loại nguyên liệu đặc biệt này tăng vọt. Từ đó đến nay tình hình đã ổn định trở lại, giá đã dần hạ nhiệt và nguồn cung bắt đầu trở nên đa dạng hơn.
Trong bối cảnh này, một trong những phương án để các nước công nghiệp trên thế giới có thể đảm bảo nguồn cung KLĐH là thu hồi và tái chế những kim loại đó. Năm 2014, các nhà nghiên cứu Hà Lan và Bỉ đã công bố một báo cáo nghiên cứu tổng quan, ước tính sẽ có khoảng 370.000 tấn KLĐH được sử dụng trên thế giới trong năm 2020. Trong khi đó, năm 2011 chưa đầy 1% KLĐH được tái chế từ những sản phẩm đã bán ra trên toàn cầu.
Trong một nghiên cứu công bố năm 2014, các nhà khoa học Hà Lan và Anh đã đánh giá tác động đối với môi trường khi sản xuất 1 kg nam châm neođym tái chế từ ổ cứng máy vi tính so với khi khai thác nguyên liệu gốc. Kết quả cho thấy, hoạt động tái chế tiêu hao năng lượng ít hơn 88% so với hoạt động khai thác và tác động độc hại đối với con người cũng giảm đi 98%.
Những công nghệ tái chế mới
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Tổng hợp Birmingham (Anh) đã phát triển một quy trình tái chế KLĐH từ nam châm đã qua sử dụng. Theo quy trình đó, nam châm KLĐH được đặt trong thùng chứa khí hydro. Neođym sẽ hấp thụ hydro, khiến cho nam châm giãn nở ra và vỡ vụn thành bột. Bột này sẽ được sàng để tách riêng bột neođym-sắt-bo ra khỏi lớp bọc phủ của nam châm, sau đó được nghiền mịn để phá vỡ tất cả các hạt to.
Nhưng nhược điểm chính của quy trình trên là thành phần của nam châm tái chế sẽ được xác định bởi những nam châm phế thải được sử dụng để tái chế, hơn nữa KLĐH sẽ không được tách riêng khỏi các hợp kim khác.
Tái chế bằng chất lỏng ion và axit oxalic
Phương pháp trên khai thác những tính chất đặc biệt của chất lỏng ion khi phối trộn với nước – ở 80oC chất lỏng ion và nước tạo thành hỗn hợp đồng nhất, nhưng khi làm nguội đến nhiệt độ phòng nó sẽ tách ra thành hai pha, kim loại phân phối đều giữa hai pha này. Sắt oxit sẽ di chuyển vào pha chất lỏng ion, còn các ion KLĐH di chuyển vào pha nước, tại đó chúng có thể được kết tủa bằng cách sử dụng axit oxalic. Từ nguyên liệu là nam châm coban, nam châm giàu đysprosi và nam châm của ổ cứng máy vi tính, phương pháp này thu được oxalat KLĐH với độ tinh khiết 99,9% (trọng lượng).
Thu hồi từ xe ôtô điện
Trong quy trình trên, các nhà nghiên cứu gia nhiệt bộ truyền động đến 450oC trong 1 giờ để tiến hành khử từ, sau đó cắt thành những mảnh vụn rồi ngâm 24 giờ trong axit clohydric. Trong quá trình đó, nguyên liệu có từ tính sẽ tan trong axit, còn lại những chi tiết không tan là thép và đồng ở các phần khác của bộ truyền động. Thép và đồng thu được có thể được đưa vào các dòng tái chế kim loại thông thường, còn KLĐH được kết tủa từ dung dịch nhờ axit oxalic. Các nhà nghiên cứu cho biết, họ có thể thu hồi 82% neođym, đysprosi và praseodym có mặt trong vật liệu động cơ gốc, đạt độ tinh khiết 99,8% (trọng lượng).
Tất cả các kỹ thuật miêu tả ở trên đều không thể tách riêng các KLĐH ra khỏi nhau. Do KLĐH có tính chất hóa học tương tự nhau nên việc tách riêng chúng rất khó khăn. Những kỹ thuật hai pha lỏng hiện đang được áp dụng đều tiêu hao nhiều hóa chất và các bước quy trình phải được lặp đi lặp lại hàng trăm lần cho đến khi tách được hai KLĐH với độ tinh khiết cao.
Quá trình trên diễn ra trong 5 phút và tạo ra các mẫu KLĐH riêng rẽ với độ tinh khiết 95% (trọng lượng). Các phối tử được rửa khỏi KLĐH bằng dung dịch axit rồi được tái sử dụng.
Xem thêm: Kali Nitrat
Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Tổng hợp Leuven (Bỉ) cũng đã biểu thị khả năng tách europi và ytri bằng cách sử dụng ánh sáng cực tím. Phương pháp này dựa trên cơ sở là tuy hai KLĐH đều có 3 điện tích dương trên mỗi ion nhưng europi cũng bền vững ở trạng thái 2 điện tích dương. Nếu chiếu ánh sáng UV với chiều dài bước sóng thích hợp lên dung dịch của hai nguyên tố trên, europi sẽ bị khử thành dạng hóa trị hai, có thể được kết tủa từ dung dịch bằng cách sử dụng sunphat là chất không phản ứng với ytri. Khi áp dụng phương pháp này, nhóm nghiên cứu đã thu hồi được 95% europi.
ở quy trình gốc, các mẩu nam châm được khử từ tính, cắt nhỏ, nghiền rồi nấu chảy với magiê. Neođym tan trong magiê lỏng, còn sắt không tan, vì vậy neođym liên kết với magiê, để lại các mẩu vụn sắt cũng như kim loại khác. Sau khi lọc tách, neođym có thể được thu hồi từ magiê bằng phương pháp chưng cất chân không.
Những thách thức về tài chính
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Tổng hợp Leuven cũng đang ở trong tình thế tương tự với quy trình mà họ phát triển để thu hồi KLĐH từ phốtpho của bóng đèn. Nếu giá KLĐH tăng gấp đôi hoặc tương tự, những quy trình như vậy mới trở nên khả thi về mặt kinh tế. Nhưng hiện tại, các quy trình tái chế KLĐH rất khó cạnh tranh với nguồn cung từ Trung Quốc. Vài năm trước đây, khi giá KLĐH ở mức khá cao, các công ty công nghiệp đã sẵn sàng đầu tư nhiều tiền vào lĩnh vực này, nhưng khi đó vẫn chưa có những công nghệ tương ứng. Nay các nhà khoa học đã phát triển những công nghệ như vậy ở quy mô phòng thí nghiệm, nhưng các công ty lại chưa muốn rót tiền đầu tư.
<p style=”"box-sizing:” border-box;=”” margin:=”” 0px=”” 2rem;=”” padding:=”” 0px;=”” color:=”” rgb(0,=”” 0,=”” 0);=”” font-family:=”” arial,=”” sans-serif;=”” font-size:=”” 15.4px;=”” line-height:=”” 22px;=”” text-align:=”” justify;”=””> Tuy nhiên, không ai có thể đảm bảo là giá KLĐH sẽ không tăng trở lại. Vấn đề chỉ là thời gian cho đến khi giá loại nguyên liệu này sẽ lại tăng. Nhưng điều đó phụ thuộc vào các yếu tố địa chính trị và kinh tế mà các nhà khoa học không thể dự báo.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tăng năng suất dưa lưới với Polysulphate (khoáng hữu cơ tự nhiên)
Tăng năng suất dưa lưới với Polysulphate Kết quả từ nghiên cứu gần đây trên nhóm cây dưa lưới tại Indonesia. Báo cáo ghi nhận một loạt lợi ích đáng
Xem thêm
Phân loại phân Kali và những điều nhà nông cần biết
Trong sản xuất nông nghiệp, phân kali rất quan trọng, giúp tăng năng suất và chất lượng cây trồng. K có vai trò qan trọng trong quá trình chuyển hoá năng
Xem thêm
Molybdenum_Yếu tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng
Từ năm 1930 người ta đã tìm thấy vai trò của molybden đối với cây họ đậu và vi sinh vật sống tự do. Mo có vai trò quan trọng
Xem thêm
9 xu hướng nổi bật 2016 của công nghiệp hóa chất
Công nghiệp hóa chất đang trải qua một thời kì siêu đổi mới về khoa học công nghệ, mang đến nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các công
Xem thêm