Chất cải tạo đất biến thành phân bón bằng cách đặt tên mập mờ
Hiện nay, ở một số tỉnh Tây Nguyên, xuất hiện rất nhiều sản phẩm là chất cải tạo đất bày bán trên thị trường, bằng sự lắt léo trong việc đặt tên đã nghiễm nhiên được nâng tầm lên thành phân bón sử dụng trong cach tác sản xuất nông nghiệp.
Rất nhiều sản phẩm chất cải tạo đất được biến thành phân bón sử dụng trong nông nghiệp
Vôi không phải phân bón
Vôi được sử dụng trong nông nghiệp quá quen thuộc với người nông dân Việt Nam. Tác dụng của vôi được các nhà khoa học và thực tiễn chứng minh giúp khử chua, hạ phèn, cân bằng độ pH cho đất. Tuy nhiên, vôi chưa bao giờ được liệt vào phân bón mà chỉ là chất cải tạo đất.
Trong quá trình kiểm tra, khảo sát một số đại lý vật tư nông nghiệp thuộc tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai… chúng tôi không khỏi bất ngờ khi thấy vôi bột, đá vôi sống, quặng dolomite, đất sét, cao lanh… bày bán công khai như phân bón thông dụng với những tên gọi rất buồn cười như “lân vôi”, “vôi lân”…
Cụ thể: Tại kho của đại lí phân bón Thu Tân ở phường Chi Lăng, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai, có bày bán loại vôi lân Thành Lợi của Cty TNHH Sản xuất Vôi lân Thành Lợi, địa chỉ tại xã Ninh An, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Điều đáng chú ý là công thức và tên viết hóa học của vôi trên bao bì của Thành Lợi đã viết sai là CA (Tên đúng CaO).
Tiếp tục tìm hiểu ở đại lý phân bón Thu Nhạn, ở thôn La Sơn, xã Chư Hdrông, TP Pleiku, chúng tôi đã bắt gặp thêm sản phẩm với tên gọi “vôi lân” nhưng không hề có lân chỉ có vôi. Đây là loại phân bón vôi lân Thiên Long 2 của Cty TNHH SX & TM Vôi Hà Nam, thuộc xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Đặc biệt, ở đại lí phân bón Đức Nhân, tại xã Diên Phú, TP Pleiku, cửa hàng này đã treo tấm biến quảng cáo sản phẩm lân vôi, dolomite nguyên chất của Tập đoàn Vôi đá Dolomite Ninh Bình lên vị trí mặt tiền của cửa hàng và bày bán với số lượng lớn.
Vôi từ chất cải tạo đất được phù phép thành phân lân được bày bán trên thị trường
Theo thực tế những sản phẩm bày bán ở đây chỉ là chất cải tạo đất bởi nguyên liệu được chế biến từ đá vôi, quặng dolomite, đất sét, cao lanh… tuy nhiên giá bán của các sản phẩm “vôi lân” hay “lân vôi” lại tương đương, thậm chí cao hơn các sản phẩm phân bón trên thị trường hiện nay.
Lân và vôi khác nhau
Các doanh nghiệp đang lạm dụng tên gọi “lân vôi” hay “vôi lân” hiện nay là sai phạm nghiêm trọng khi không đúng cả về mặt khoa học cũng như trong các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước về quản lí phân bón. Theo thực tế, phân lân có nguyên liệu sản xuất chính từ quặng apatit có công thức hóa học là P2O5, trong khi đó “vôi lân” hay “lân vôi” có nguyên liệu là vôi bột (CaO), vôi sống (CaCO3) hoặc đá dolomite (MgCO3). Vì vậy mà 2 loại sản phẩm này khác xa nhau từ nguyên liệu, thành phần hóa học đến phương pháp sản xuất cũng như công dụng đối với cây trồng. Từ trên có thể khẳng định, phân lân là phân lân mà vôi là vôi chứ không thể có loại phân bón “vôi lân” hay “lân vôi”. Chỉ có thể nên liệt kê chúng vào nhóm chất cải tạo đất chứ không thể gọi là phân bón.
Hiện nay, ngành phân bón xét theo quy định tại Việt Nam, hiện chỉ cấp phép lưu hành 3 loại phân lân. Đó là phân lân nung chảy, super lân và phân lân trong sản phẩm phân bón phức hợp DAP.
Cả ba loại sản phẩm phân lân này được sản xuất tại Việt Nam đều có một điểm chung đó là sử dụng nguyên liệu quặng apatit khai thác từ mỏ apatit duy nhất của Việt Nam thuộc tỉnh Lào Cai.
Tổng hợp
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Phân bón giả lộng hành gây tổn thất lớn cho nông dân
Thời gian gần đây, nạn phân bón giả đang hàng ngày bủa vây người nông dân, ảnh hưởng lớn tới năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp của
Xem thêmLợi nhuận của Phân bón Lâm Thao (LAS) có thể tăng đột biến nếu áp thuế GTGT 0% đối với phân bón
Theo VCBS, LAS là doanh nghiệp được hưởng lợi nhiều nhất khi lợi nhuận năm 2016 có thể tăng 77% lên 245 tỷ đồng nếu thay đổi chính sách thuế
Xem thêmTrung tâm kinh doanh hóa chất sẽ được xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh
Ông Nguyễn Ngọc Hòa – Phó giám đốc Sở Công thương báo cáo, TP hiện có khoảng 638 cơ sở sản xuất kinh doanh hóa chất, trong đó hóa
Xem thêmViệt Nam chi 20 tỷ đồng mỗi ngày nhập khẩu hóa chất trừ sâu bệnh từ Trung Quốc
Theo Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm 2016, Việt Nam chi 140 triệu USD (hơn 3.080 tỉ đồng) để nhập khẩu thuốc trừ sâu Trung Quốc. Chỉ riêng
Xem thêm