• Cách hạn chế các hóa chất độc hại tồn dư trong thực phẩm

    Ngày nay, việc sử dụng tràn lan và khó kiểm soát các loại hoá chất trong nông nghiệp như phân đạm, thuốc kích thích sinh trưởng, thuốc trừ sâu, bệnh, cỏ dại… của bà con nông dân trên các loại rau quả trồng. Dư lượng của các loại hóa chất nông nghiệp tồn lại trong rau quả gây hại tới sức khoẻ con người về trước mắt cũng như lâu dài.
    Chào tất cả mọi người!
    Sau đây là một số cách làm nhằm hạn chế các hóa chất nông nghiệp độc hại trong thực phẩm:
    Để nhận biết các loại rau quả bị nhiễm các loại hoá chất độc hại bằng mắt thường là rất khó, chỉ những người có chuyên môn sâu về ngành nông nghiệp, BVTV và các nhà dinh dưỡng có kinh nghiệm  thì mới có thể nhận biết bằng cảm quan các loại rau quả đã nhiễm một số hoá chất độc hại đối với sức khỏe con người. Ví dụ: rau quá xanh hoặc có màu xanh đen là rau nhiễm độc đạm nitorat ( NO3), giá đỗ có mầm to, thân mập, ít rễ là do sử dụng hóa chất độc hại khi ngâm ủ…Riêng các loại hoá chất BVTV như thuốc trừ sâu, trừ bệnh hại, thuốc trừ cỏ…có hàm lượng kim loại nặng, dư lượng của đạm nitorat, vi sinh vật gây bệnh cho con người thì phải qua phân tích bằng các thiết bị hiện đại khoa học mới phát hiện được.
    Chào tất cả mọi người!
    Vì vậy, để hạn chế những tác hại của các loại hoá chất nông nghiệp độc hại trong rau, củ, quả thì người tiêu dùng cần tuân thủ các yêu cầu sau:
    1. Chỉ nên mua các loại rau quả ở những nơi bán có uy tín, rau quả phải còn tươi ngon, không bị dập nát, thối hỏng. Không nên mua các loại rau quá xanh mướt, đây là là loại rau bón quá nhiều phân đạm hoặc phân bón qua lá. Khi tiêu dùng, sau khi lại bỏ rễ và lá vàng úa cần ngâm rau quả trong nước sạch, nước muối loãng hoặc dung dịch thuốc tím 1% hoặc nước rửa rau quả trong vòng 25- 30 phút sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước sạch. Khi sào nấu nên mở vung cho các loại hoá chất BVTV bay bớt ra ngoài vì đa số các loại thuốc trừ sâu, bệnh, thuốc trừ cỏ… bị phân huỷ một phần ở nhiệt độ cao.
    2. Nên nấu chín kỹ rau quả nhằm tăng độ an toàn. Riêng đối với các loại rau gia vị và rau sống như xà lách, mùi, tía tô… cần rửa kỹ và ngâm trong nước muối loãng trong vòng từ 30- 40 phút. Lưu ý, không nên ngâm rửa quá lâu vì các chất vitamin và chất dinh dưỡng có thể thẩm thấu qua màng tế bào và tan vào trong nước.
    3. Hạn chế và không nên sử dụng quá nhiều các loại rau quả trái mùa, nên ít mua các loại rau quả có bề mặt xanh tươi, bóng mượt, các loại quả trái mùa có cuống còn tươi vì đó là các loại rau quả không an toàn cho sức khỏe con người do sử dụng các loại hoá chất BVTV có độ độc hại cao để bảo quản và phòng trừ các loại nấm mốc sâu bệnh. Khi sử dụng cần rửa sạch cuống quả vì đây là nơi tích trữ lượng lớn vi khuẩn và hoá chất độc hại.
    * Lưu ý : Hiện nay, các loại nước rửa rau quả sạch có bán trên thị trường như nước muối, dung dịch thuốc tím loãng chỉ loại bỏ được một phần các vi khuẩn gây bệnh và nấm mốc có bám trên bề mặt rau quả mà không thể loại bỏ được hoàn toàn các loại thuốc BVTV, kim loại nặng, đạm nitorat như trong quảng cáo vì theo nguyên lý của các loại thuốc BVTV khi bám trên bề mặt rau quả mới tan và bị rửa trôi trong một số các loại dung môi hữu cơ còn đối với việc khi thuốc đã ngấm vào trong tế bào rau quả sẽ tạo nên một liên kết bền vững thì không có phương pháp nào loại bỏ được triệt để.

     
    Tổng hợp

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Vai trò của axit xitric với đất trồng cà phê

      Trong những yếu tố dinh dưỡng đa lượng N,P,K thì photpho hay còn gọi là lân là  yếu tố được cây cà phê hấp thụ rất yếu. Đối với

    Xem thêm

    Sử dụng phụ gia thực phẩm giữ chân khách hàng

    Giò chả và các thực phẩm chế biến sẵn luôn tiềm ẩn nguy cơ sử dụng chất phụ gia cấm, sử dụng chất phụ gia quá liều lượng cho phép

    Xem thêm

    Vai trò của Kali với chất lượng nông sản

    Trong sản xuất nông nghiệp Kali thường được sử dụng trong phân bón ở hai dạng: Kali Clorua (thường gọi là kali đỏ), kali sulfat (thường gọi là Kali trắng)

    Xem thêm

    Kỹ thuật trồng và chăm sóc ớt giúp người nông dân làm giàu hiệu quả

    Thời gian gần đây, ớt cay được coi là sản phẩm có giá trị kinh tế lớn. Trồng ớt trở thành mô hình làm giàu được nhiều địa phương áp

    Xem thêm